Triển lãm tranh, thư pháp tại Cung Văn hóa Lao động

GNO - Triển lãm diễn ra từ ngày 8 tới 12-7, tại Cung Văn hóa Lao động (55B Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM) với chủ đề “Lắng đọng thư họa” do Câu lạc bộ Thư pháp Chữ Việt (thuộc Cung Văn hóa Lao động TP.HCM) tổ chức.

Trong những ngày triển lãm diễn ra đã thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu cũng như giới yêu thích thư họa tham quan.

trien lam1.jpg


Dòng tranh đề tài Phật giáo tại triển lãm

Anh Lê Quốc Bình (hội viên CLB Thư pháp Chữ Việt) cho biết, việc tổ chức triển lãm thư pháp là hoạt động thường niên, nhằm kỷ niệm ngày thành lập Câu lạc bộ trong tháng 7 này. Đây cũng là dịp các anh em trong Câu lạc bộ cùng mọi người yêu thích dòng tranh thư pháp giao lưu và trao đổi với nhau.

Tại đây, các dòng tranh vẽ về đề tài Phật giáo được trưng bày khá nhiều với các bức như Quan Âm Tự Tại (Nguyễn Hòa), Đạt Ma (Lê Quốc Bình), Nam mô A Di Đà Phật (Lê Lân)..., thu hút sự chú ý và quan tâm của mọi người khi đến tham quan.

Trao đổi với phóng viên, anh Lê Quốc Bình chia sẻ thêm: “Tôi là một người thích vẽ các tranh về Đức Phật, có lẽ đây cũng là cơ duyên của tôi. Trong buổi triển lãm lần này, tôi gửi đến mọi người các tác phẩm của mình để mọi người tìm hiểu thêm về đạo Phật”.

Mà thực ra, Phật không tồn tại trong bức tranh, vì bức tranh chỉ là sự phác họa với những gam màu và đường nét tôn dung Phật mà thôi, chủ yếu chính là khi nhìn vào bức tranh, người thưởng thức nghĩ tới những điều hay từ Phật pháp, từ đó có thể tịnh tâm và hướng thiện - anh Lê Quốc Bình nói.

trien lam2.jpg

trien lam3.jpg
Bức Nam mô A Di Đà Phật (Lê Lân) và Bồ-tát Quán Tự Tại (Nguyễn Hòa)

trien lam6.jpg
Tranh Bồ-tát Quan Thế Âm trên nền đen theo lối Nhật Bản

trien lam8.jpg
Khách tham quan triển lãm

Anh Nguyễn Hòa (hội viên CLB Thư pháp Chữ Việt) nói về những bức tranh Phật và về lời Phật dạy: “Khi đến với đạo Phật, tôi cảm thấy con người mình trở nên an vui, tâm được tịnh hơn, vì thế tôi muốn vẽ tranh về Phật pháp để mọi người biết về đạo; vì tìm đến đạo chính là đi tìm chân lý của cuộc đời”.

Tuy hiện nay, số lượng người tìm hiểu về tranh thư pháp Phật giáo không nhiều nhưng nhà thư pháp Nguyễn Hòa nghĩ đó là quốc hồn, quốc túy của dân tộc nên anh sẽ cùng các anh em trong Câu lạc bộ cố gắng gìn giữ và phát triển dòng tranh này, cũng như ươm mầm cho nhiều người tìm với Phật pháp ngày càng nhiều hơn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày