Trồng 500 cây mai anh đào tại chùa Thiên Phước

GNO - Chư Tăng và Phật tử chùa Thiên Phước (P.7, TP.Đà Lạt) sáng 28-6 qua đã phối hợp Ban Dân vận Thành ủy Đà Lạt, Ban Chỉ huy Quân sự TP cùng hơn 130 cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, chiến sĩ các cơ quan, đoàn thể địa phương ra quân trồng 500 cây mai anh đào và dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh chùa Thiên Phước - nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Lamdong2.jpg


TT.Thích Minh Nhựt cùng thực hiện việc trồng mai anh đào

Đợt trồng cây và làm sạch môi trường lần này được Ban Dân vận Thành ủy Đà Lạt đề ra nhằm mục đích tạo cảnh quan môi trường trên địa bàn thành phố, góp phần giữ vững, tăng cường sự đoàn kết của quân dân và năng lực công tác dân vận trong tôn giáo.

Được biết, chùa Thiên Phước do TT.Thích Minh Nhựt, Phó BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng kiêm Trưởng BTS GHPGVN huyện Đam Rông (Lâm Đồng) trụ trì, chùa đang trong quá trình xây dựng.

Thượng tọa trụ trì cho biết, việc sống xanh, trồng cây gây rừng, làm đẹp nơi mình tu tập, sinh sống là trách nhiệm của người con Phật, thể hiện tinh thần từ bi - trí tuệ. Ngoài hoạt động này, dù còn xây dựng dang dở nhưng chùa sẽ tiếp tục hướng dẫn đạo hữu Phật tử sống thuận tự nhiên, bảo vệ môi trường, tích cực sống tốt đời, đẹp đạo...

Lamdong1.jpg


Hơn 130 cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, chiến sĩ các cơ quan, đoàn thể trồng mai anh đào

Theo các nhà chuyên môn, Đà Lạt hiện có nhiều giống mai anh đào, trong đó, đặc trưng nhất vẫn là “mai anh đào Đà Lạt”. Mai anh đào Đà Lạt (Prunus Cerasoides) có thân thuộc giống mận mơ (chi Prunus) nhưng hoa thì lại thuộc hoa đơn năm cánh giống hoa mơ nhật bản (hoa mai). Vì điều đó nên loài hoa “vừa là hoa đào lại vừa mai” nhưng gọi tên mai đào thì khó đọc nên người Đà Lạt đã gọi tên là mai anh đào cho dễ, gọi tên một cách chính xác là “mai anh đào Đà Lạt”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

GNO - Ngày 1-7-2025 chúng ta bắt đầu nền hành chính 3 cấp, nếu chỉ tính chính quyền địa phương là 2 cấp (tỉnh và xã/phường). Trước những băn khoăn và cả nghi ngại về sự vận hành cũng như hiệu quả của hệ thống mới, chúng ta thử phân tích về lý thuyết xem những gì là ưu và nhược điểm của cả hai hệ thống...

Thông tin hàng ngày