Trung Quốc: Lễ “ăn sữa chua” biến thành Lễ hội văn hóa Phật giáo và diễn kịch Tây Tạng.

Trung Quốc: Lễ “ăn sữa chua” biến thành Lễ hội văn hóa Phật giáo và diễn kịch Tây Tạng.
(GNO): Rất nhiều người gọi lễ tuyết đốn là…lễ ăn sữa chua. Đến nửa sau thế kỷ XVII, lễ tuyết đốn dần dần thay đổi, chủ yếu thành lễ hội triển lãm văn hóa Phật giáo và diễn kịch Tây Tạng, cũng là ngày tôn giáo và văn hiến kết hợp lại với nhau.

Ngày 4/8 hằng năm là ngày di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Trung Quốc. Thị trường sức mua trong ngày lễ tuyết đốn (lễ ăn sữa chua) tại thành phố Lạp Tát (Tây Tạng) đã đạt được sự đột phá to lớn. Dấu hiệu này cho thấy di sản phi vật thể bắt đầu thí nghiệm sức hút của thị trường hóa.

Lễ tuyết đốn khởi nguyên từ thế kỷ XI, có lịch sử tỉ mỉ và văn hóa đậm đà. Trong tiếng Tây Tạng, “tuyết” có nghĩa là sữa chua, còn“đốn” có nghĩa là buổi tiệc. Vì vậy, rất nhiều người gọi lễ tuyết đốn là…lễ ăn sữa chua. Đến nửa sau thế kỷ XVII, lễ tuyết đốn dần dần thay đổi chủ yếu thành lễ hội triển lãm văn hóa Phật giáo và diễn kịch Tây Tạng, cũng là ngày tôn giáo và văn hiến kết hợp lại với nhau.

Những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Tây Tạng, lễ tuyết đốn đang được bảo lưu phong tục truyền thống của nó; đồng thời lại tăng thêm ý nghĩa thời đại và phát triển thành hội biểu diễn các vở văn nghệ, thi đấu thể thao, trở thành các loại hình buôn bán, đàm phán và du lịch nghỉ dưỡng. Chương trình trong ngày hội được dung hợp nét truyền thống và hiện đại.

Ông Trần Chi Thường- Phó Thị trưởng Thường vụ Thành phố Lạp Tát, giới thiệu ngày lễ tuyết đốn là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, cũng là lễ truyền thống của thành phố Lạp Tát. Gần đây, chính phủ Trung Quốc ra sức đầu tư quảng bá nhãn hiệu lễ hội này và từng bước một thay đổi vị trí xác định ngày lễ tuyết đốn. Lễ Lạp Bát Tuyết đốn- được thông qua làm ngày lễ du lịch văn hóa nghệ thuật, hội chợ, trao đổi và triển lãm kinh tế- thương mại, du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, tạo thành một sân chơi lớn cho các tập tục văn hóa của dân tộc Trung Quốc.

Tùy theo sức đầu tư quảng bá nhãn hiệu ngày càng nhiều mà mô thức buôn bán hoạt động mừng ngày lễ có phát sanh những thay đổi tự nhiên. Rất nhiều các công ty Tây Tạng thường hay coi trọng tên gọi của lễ tuyết đốn để có thể dựa vào đó mà tuyên truyền hình ảnh và mở rộng sản phẩm của công ty mình. Ông Trần Chi Thường nói: “ Năm nay, lễ Lạp Tát Tuyết đốn có bạn bè của 12 công ty hợp tác, các công ty tán thành và giúp đỡ nhau đạt đến gần 2 triệu đồng, thị trường sức mua trong ngày lễ tuyết đốn đã đạt được sự đột phá to lớn”.

Hiện nay, Tây Tạng đã có 61 loại di sản phi vật thể và 52 nghệ nhân dân gian được tuyển chọn liệt kê vào danh sách di sản phi vật thể và người truyền thừa di sản phi vật thể cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày