Trước thềm xuân Canh Dần, trong thiền viện Đại Phật núi Nga Mi, một bộ phù điêu "Đồ Thư" to lớn, điêu khắc bởi 135 khối đá xanh, được phô bày trước tín chúng và du khách. Ý nghĩa bộ "Đồ Thư" này rất phong phú, hình ảnh sinh động, giới thiệu một cách có hệ thống về tình hình Phật Giáo tại Nga Mi Sơn vào cuối đời Thanh. Địa hình và mười cảnh núi Nga Mi... được khắc trên tường Kim Cang của Đại Minh Đường trước điện Di Lặc trong Thiền viện Đại Phật, nhằm để cho du khách đọc và chiêm ngưỡng.
"Nga Sơn Đồ Thuyết" - Xuất bản năm Quang Tự đời Thanh
"Nga Sơn Đồ Thuyết", được hình thành khoảng năm thứ 13 đến năm thứ 17 (CN 1887-1891), do Đinh Bảo Trinh - Tổng Đốc Tứ Xuyên, hạ lịnh tổ chức biên tập trong thời gian đương chức.
Vào năm 1885, nhân Tổng Đốc Tứ Xuyên - Đinh Bảo Trinh, được triều đình phê chuẩn tổ chức lễ tế Xuân Thu (Xuân Thu trí tế) tại núi Nga Mi, cho nên năm sau ông Hoàng Thụ Phù mới đề nghị trùng tu "Nga Mi Sơn Chí", ủy thác ông Đàm Chung Nhạc - nhà thư họa nổi tiếng cuối đời Thanh vẽ sơn đồ, Liêu Đường Tinh trùng tu văn tự. Giữa hai mùa Xuân, hạ năm 1887, qua khảo sát địa hình, ông Đàm Chung Nhạc đã vẽ 54 bức "Nga Sơn Đồ Chí" (Tổng Đồ 1 bức, Tản Đồ 53 bức). Ông Liêu Đường Tinh dựa theo tranh vẽ soạn thảo, vài tháng thì bản cảo đã hoàn thành. Đồng thời chọn ra
"Nga Sơn Đồ Thuyết" được áp dụng theo kĩ thuật khắc họa truyền thống Trung Quốc, dùng bản gỗ khắc thành, công nghệ điêu khắc tinh xảo, nét họa độc đáo của Đàm Thị được phô bày một cách rõ nét. Có thể nói đây là bản khắc gỗ kiệt xuất duy nhất có tính tiêu biểu, và là tác phẩm thượng thừa trong số các tác phẩm gỗ điêu khắc thời cổ đại. Nội dung của 53 bức Tản đồ có tính liên hoàn, trước sau tương ứng, là tác phẩm ghi chép và miêu tả về hình tượng núi Nga Mi một cách cụ thể như: lữ trình, địa hình đường lộ, cảnh tự viện cùng với lịch sử xây dựng, truyền thuyết di tích về các nhân văn, cảnh quan tự nhiên của sông ngòi, khe suối thung lũng.... Nó có giá trị cao trong nhiều lĩnh vực như văn học, thi ca, mỹ thuật, thư pháp, xuất bản, lịch sử và du lịch...
Tác phẩm truyền thế: Từ bản khắc gỗ biến thành bản khắc đá - tái hiện phong cảnh lịch sử núi Nga Mi
Mùa xuân năm 2007, Pháp sư Vĩnh Thọ - Hội trưởng hội Phật giáo núi Nga Mi, mời nhà thư pháp Dương Hưng Tuyền đem bản khắc gỗ "Nga Mi Đồ Thuyết" viết lại, và khắc lại bức họa trên bản khắc đá Long Xương, sau đó khảm chúng trên tường Kim Cang của Đại MInh Đường trước Điện Di Lặc trong Thiền viện Đại Phật. Từ bản khắc gỗ biến thành bản khắc đá dựa trên bản mẫu cổ xưa, trưng bày ra để đại chúng có thể thấy được toàn bộ hình ảnh lịch sử trong thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo núi Nga Mi hơn 100 năm trước, đồng thời cũng đễ tiếp tục truyền thừa cho thế hệ sau.
Đây là công trình điêu khắc to lớn tập hợp quần thể các bức phù điêu bằng đá, được hình thành từ 135 khối đá xanh Long Xương. Hình vẽ và chữ đều mạ vàng, điêu khắc rất tinh xảo, rất rõ nét. Dưới sự phản chiếu của bức tường đỏ, đá xanh Long Xương, những bức phù điêu này hiện lên một cách nổi bật, đem đến cho mọi người nguồn cảm xúc sâu xa và cảm giác nhớ về cội nguồn lịch sử. Có thể nói đây là tác phẩm điêu khắc thượng thừa, có một không hai.
Theo lời giới thiệu của ông Hoàng Trường Thành - Kỹ sư điêu khắc trứ danh, thì công trình này do hơn 20 người thợ giỏi đến từ Tứ Xuyên, trải qua hai năm mới hoàn thành. Toàn bộ vật liệu áp dụng đá xanh Long Xương, vì loại đá này có thể chịu được sự phong hóa (mưa nắng gió bão), sau đó dựa theo nguyên trạng của bản khắc cổ, điêu khắc thật tinh vi, xát mài cho trơn bóng, vì đó là tác phẩm để lưu truyền lại cho đời sau.
Truyền thừa văn minh - Hoằng dương văn hóa Phật giáo núi Nga Mi
Hiện nay, quần thể bức phù điêu "Nga Sơn Đồ Thuyết" được khắc bằng đá, đã trở thành cảnh quan văn hóa quan trọng của Thiền viện Đại Phật, cùng với quần thể kiến trúc qui mô tráng lệ của Thiền viện Đại Phật giống như ngọc châu liên hợp, tăng thêm phần kiến thức nhân văn cho Thiền viện Đại Phật.
Thiết lập quần thể "Nga Sơn Đồ Thuyết", là một sự cống hiến đặc thù của Phật giáo TQ, là một việc làm vô cùng quan trọng của Hiệp hội Phật giáo Nga Mi, là để hoằng dương văn hóa Phật giáo núi Nga Mi, để truyền thừa và phát triển nền văn minh Trung Hoa, và cũng để xây dựng một xã hội hài hòa cho đất nước Trung Quốc .