Chư Tăng hai tay nâng những ngọn Phật đăng hoa sen, thần thái an tường, từng bước vững chãi, ổn định theo đội ngũ kéo dài thẳng về Sơn môn. Bởi vì, Lễ hội âm nhạc đa phương diện quy mô lớn "Ứng mộng Tuyết Đậu - Nhân gian Di Lặc" sẽ là một bữa tiệc được kết hợp lẫn nhau bởi ánh sáng văn hóa chân lý Phật pháp và âm nhạc, sẽ là những sự thần kỳ vi diệu được mở màn trên núi Tuyết Đậu vào đêm 19-9
Toàn cảnh hội trường âm nhạc "Ứng Mộng Tuyết Đậu - Nhân Gian Di Lặc" tại núi Tuyết Đậu
Bốn chương lớn được dựng lên cho buổi âm nhạc lần lần này: "Từ Bi - Thiền Ngữ Phật Tâm; Khoan Dung - Giác Hải Từ Hành; Vị lai - Ứng Mộng Danh Sơn; Bát Nhã - Hòa Nhạc Nhân Gian", bao gồm trình tự từ mở đầu đến kết thúc tổng cộng 14 tiết mục, hình thức đa nguyên, bao quát thiền ý dung thông tú mỹ, thiền ý công phu vũ đạo, đoản phim, ca múa, ca khúc...
Triệu Trung Tường - MC nổi tiếng Đài truyền hình CCTV & Giản Lập Cát - MC Đài truyền hình Đông Sum, Đài Loan dẫn chương trình
Người chủ trì cho lễ hội liên hoan âm nhạc: Triệu Trung Tường - MC nổi tiếng Đài truyền hình Trung Ương CCTV, kết hợp nhịp nhàng cùng Giản Lập Cát - MC Đài truyền hình Đông Sum, Đài Loan thật sinh động. Chủ yếu là đoàn diễn xuất âm nhạc tán tụng Phạm âm nổi tiếng trong và ngoài nước của Trần Dung; "Tâm linh âm nhạc tiểu thiên hậu" do Hoàng Tư Đình Đài Loan thể hiện; Ani Choying Drolma - Tu sĩ kiêm ca sỹ tâm linh nổi tiếng Nepal, nhóm tăng sĩ Thích Đạo Tâm... Lễ hội văn hóa Phật giáo đã tạo sự chấn động về mặt hình thức lẫn tâm linh cho cả hội trường.
Lễ hội Âm nhạc được tập trung vào chủ đề "Ứng Mộng Truyết Đậu - Nhân gian Di Lặc", lấy "Phật quang Phổ Chiếu - Hòa Lạc Nhân Gian" làm chính, với sự tập trung tuyệt vời vào bốn tiết mục tinh phẩm: "Phật Duyên"; "Giang Nam - Phong cách Thiền"; "Có một loại hạnh phúc"; "Vui cùng nhân gian".
Pháp sư Tuệ Phổ diễn xướng "Phật Duyên"
"Phật duyên" lấy sự giản đơn, thuần tịnh - nét đẹp linh hoạt kỳ ảo dùng làm nhạc Phật; "Phật Quốc Thạnh Thế" thì lấy sự hài hòa mỹ mãn để ca tụng âm nhạc dân tộc; "Hòa Hợp" là ba loại nhạc khí truyền thống Trung Quốc, ba bộ võ thuật Phật môn đó đã dẫn đường cho Nhạc khí cổ điển, diễn tấu Phật môn lục hợp. Lấy "Lục hợp" Phật giáo làm nguyên tố sáng tác, dung hợp thiền ý của Phật môn để hàm dưỡng võ công, kết hợp bởi sự biểu diễn ý thiền và phô bày âm nhạc Phật giáo.
Kịch ngắn "Bố Đại Hòa Thượng"
"Thiền Phong Giang Nam" vận dụng đàn Huyên (loại nhạc khí dùng để thổi của thời cổ đại TQ), cổ tranh, mộc ngư để tạo âm thanh tình cảm êm dịu, thanh nhã du dương, trong tiếng nhạc khí như bồng bềnh trên ngọn trúc, chầm chậm đón gió thu như truyền đạt sự trầm tịnh mà chỉ có nơi Tịnh độ Phật quốc mà thôi - bình ổn và tĩnh lặng; "Tuyết Đậu Trà Ngữ" thông qua sự diễn dịch kiến tạo đàn cổ tranh mà ý cảnh tương thông như nước chảy qua tiểu kiều Giang Nam, cho nên người xưa có câu nói "Thiền Trà Nhất Vị". Đem nhạc Phật , trà thanh, lý Thiền kết hợp nhau, tấu bài "Nghìn năm cổ sát thiền trà thanh hương".
Ani Choying Drolma - Tu sĩ kiêm ca thủ tâm linh nổi tiếng Nepal diễn xướng "Đại Bi Chú"
Trà đạo Trung quốc và nhạc khí cổ điển Trung Quốc lấy hình thức đẹp nhất, thích hợp nhất kết hợp với nhau thật tuyệt vời. Cảnh tượng nấu trà, pha trà trong không gian bình ổn tĩnh lặng,cùng với hương trà tỏa ngát trong tiếng ti huyền (dây đàn bằng tơ - hí khúc tỉnh Hà Bắc TQ) cổ điển thật thanh thoát vô cùng. "Bố Đại Hòa Thượng","Hòa Lạc Nhân Gian" đem đến sự an cư lạc nghiệp cho bá tánh, cùng hưởng thụ cảnh tượng hoàn mỹ của thời buổi thái bình thịnh vượng.
Những ngọn đèn màu vừa rực rỡ vừa mờ mờ ảo ảo tại vũ đài
Hoạt động diễn xuất âm nhạc lần này quá qui mô, vũ đài được thiết kế lung linh kỳ ảo. Vào ban đêm, dưới ánh đèn tỏa sáng, quang cảnh hùng vĩ thêm phần tráng lệ nguy nga, lồng trong khí thế phi phàm của tôn tượng Đại Phật Di Lặc bằng đồng cao nhất thế giới (tổng cộng độ cao 56.74m), tọa lạc trên đài Diệu Cao núi Tuyết Đậu. Những ngọn đèn màu vừa rực rỡ vừa mờ mờ ảo ảo tại vũ đài của đêm lễ hội âm nhạc như mộng như huyễn, làm cho mọi người cảm thấy như đang ở chốn tiên cảnh nhân gian.
Đến tham gia lễ hội bao gồm chư sơn Trưởng lão từ Đại Lục, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, cùng các ban ngành đoàn thể Chính trị, các nhân sĩ nổi tiếng, các giới kinh doanh, các nhà văn hóa và các ban lãnh đạo hội Ủy viên quản lý Tứ đại danh sơn Phật giáo: Phổ Đà Sơn, Nga Mi Sơn, Cửu Hoa Sơn, và Ngũ Đài Sơn, cùng trên 7000 tín chúng Phật giáo.