Trường Trung cấp Phật học Long An khai giảng

GNO - Trường TCPH tỉnh Long An vừa trang nghiêm tổ chức lễ tổng tổng kết năm thứ nhất và khai giảng năm 2 khóa VI tại chùa Thiên Khánh (TP.Tân An, tỉnh Long An) vào ngày 8-9 vừa qua.

5la.JPG


Quang cảnh buổi lễ

Quang lâm chứng minh, tham dự buổi lễ có sự hiện diện của HT.Thích Thiện Huệ, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Long An; HT.Thích Minh Thiện, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An, Hiệu trưởng Trường TCPH tỉnh Long An; chư tôn đức BTS, Ban Giám hiệu, giáo thọ trường TCPH, Tăng Ni tự viện Long An và đại diện các cấp chính quyền tỉnh Long An.

ĐĐ.Thích Quang Hạnh, Chánh văn phòng trường báo cáo kết quả của năm học. Theo báo cáo, Ban Giám hiệu thiết lập hai Ban Điều hành quản lý hai cơ sở, cơ sở I đặt tại chùa Thiên Khánh (P.4, TP.Tân An); cơ sở II đặt tại chùa Thiên Phước (P.Khánh Hậu, TP.Tân An).

Ban Giám hiệu gồm: cố vấn là HT.Thích Thiện Huệ; HT.Thích Minh Thiện - Hiệu trưởng; Giám luật - HT.Thích Huệ Hồng; TT.Thích Minh Thọ, ĐĐ.Thích Lệ Trí, NT.Tuệ Đăng - đồng Phó Hiệu trưởng; Chánh Thư ký: ĐĐ.Thích Quang Hạnh.

Trường có 156 Tăng Ni sinh đều tu học nội trú, ngoại trừ, một số Tăng Ni có hoàn cảnh đặc biệt được xét tạm thời cho ngoại trú.

Chương trình học năm I gồm các môn Phật học danh số, Kinh Bách Dụ, Lược sử Đức Phật và Thánh chúng, Sơ đẳng Phật học Giáo khoa thư, Hán văn, Việt văn, Anh văn… Chương trình ngoại khóa.

Kết quả đạt được năm thứ I: cơ sở 1 có 1 Tăng sinh xuất sắc, 25 đạt giỏi, 38 khá,  30 trung bình. Cơ sở 2 có 5 Ni sinh xuất sắc, 22 giỏi, 20 khá, 18 trung bình.

1la.JPG


HT.Thích Thiện Huệ phát thưởng cho Tăng sinh

2la.JPG
HT.Thích Minh Thiện phát thưởng cho Tăng sinh

3la.JPG
TT.Thích Minh Thọ, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Long An,
Hiệu phó Trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An phát thưởng cho Ni sinh

Năm thứ 2 sẽ học Sa-di/sa-di-ni và oai nghi,  Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Kinh Thập Thiện, Kinh Bát đại nhân giác, Phật pháp căn bản, Kinh Hiền Nhân, Hán văn,Việt văn, Anh văn, Chuyên đề Phật học, Chuyên đề Tổ chức lễ hội, Chuyên đề Nghệ thuật dẫn chương trình, Chuyên đề Nghi lễ Phật giáo…

Tiếp sau đó, toàn thể Tăng Ni sinh phát biểu tri ân chư tôn đức trong Ban Giám hiệu, Ban giáo thọ, Ban bảo trợ, quý cấp lãnh đạo chính quyền đã thương yêu, tạo điều kiện tốt nhất cho Tăng Ni sinh. Đồng thời phát nguyện cố gắng hơn nữa trong những học kỳ còn lại.

4la.JPG


Tăng Ni sinh phát biểu tri ân

HT.Thích Minh Thiện phát biểu nhắc lại giai đoạn trường Cơ bản Phật giáo Long An được thành lập vào ngày 15-9-1992 nhằm đào tạo Tăng Ni có được sự thực học, thực tu để góp phần phụng sự cho sự nghiệp đạo pháp - dân tộc nói chung và công tác Phật sự tỉnh nhà. Từ đó đến nay đã trải qua 6 khóa đào tạo, sau này đổi thành Trường Trung cấp Phật học Long An.

Hòa thượng cảm ơn các cơ quan chính quyền đã giúp đỡ rất nhiều trong sự nghiệp giáo dục, đạt được những thành tựu tốt đẹp như vậy. Đồng thời, tri ân đến chư tôn đức tỉnh Long An, Ban Giám hiệu, giáo thọ sư, Phật tử luôn gắn bó và hỗ trợ từ buổi ban sơ đến hiện tại. Nhân đó, nhắc nhở Tăng Ni sinh phải luôn xác định rõ con đường xuất gia của mình, am hiểu kho tàng kinh điển Phật giáo, tu tập tinh tấn.

Bà Huỳnh Thị Huệ, Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Long An đại diện cho các cấp chính quyền có lời phát biểu chúc mừng và chia sẻ đối với sự nghiệp giáo dục Tăng Ni trẻ ở tỉnh Long An.

8la.JPG
HT.Thích Thiện Huệ ban đạo từ

9la.JPG
Chư tôn đức và quan khách thắp hương tưởng niệm cố HT.Thích Minh Tánh - nguyên Hiệu trưởng
đầu tiên của Trường, là vị tôn túc giáo phẩm tỉnh nhà có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Phật giáo

Ban đạo từ chứng minh, HT.Thích Thiện Huệ nhắc nhở Tăng Ni tu là phải học để biết chính xác đường lối mình đang đi, học rồi phải truyền lại cho người kế thừa.

Huệ Thông

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày