Tu tập là Phật sự quan trọng nhất của người xuất gia

GN - Vừa qua, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã có phiên họp chư Tăng nhân kỳ bố-tát tụng giới chung đầu mùa An cư kiết hạ PL.2562, tại Việt Nam Quốc Tự, trung tâm hành chánh - văn hóa - tâm linh của Phật giáo thành phố. Phiên họp không chỉ bàn đến các hoạt động Giáo hội hay phổ biến các văn bản hành chánh như thường lệ, mà lần này, chủ yếu dành cho việc đặc thù của Tăng, đó là nội dung an cư kiết hạ.

TanTykheotungkinh.jpg

Các tân Tỳ-kheo tụng kinh tại trường hạ Việt Nam Quốc Tự trong mùa an cư đầu tiên - Ảnh:B.Toàn

An cư kiết hạ là nếp sống của Tăng đoàn có từ thời Đức Phật. Tuy nhiên, sự thay đổi liên tục của xã hội đã tác động sâu sắc đến đời sống con người, ít nhiều ảnh hưởng vào nếp sống thiền môn của người xuất gia.

Do đó, Phật giáo nói chung với mục tiêu, giáo lý căn bản và phương pháp thực hành nhất quán, theo sự vận động của xã hội, các quy định trong hệ quy chuẩn xác định tư cách của người xuất gia cũng có sự làm mới, bổ sung.

Với người tu, việc tu tập, chuyên tâm thực hành Phật pháp là một Phật sự quan trọng nhất. Trong chu kỳ thời gian một năm, với tuệ giác của Bậc Giác Ngộ, Đức Phật đã chế định 3 tháng an cư - gác mọi hoạt động khác, chỉ riêng dành cho sự trưởng dưỡng tuệ mạng và đạo lực.

Điều đó đã được HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, vị giáo phẩm đứng đầu GHPGVN TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong buổi họp trên.

Hòa thượng nhắn nhủ, chính nhờ sự học hỏi giáo pháp một cách chuyên sâu, thực hành một cách nghiêm mật về giới, định và tuệ giải thoát mới có được chất liệu cho việc làm đạo, trang nghiêm Giáo hội, hiến tặng cho cuộc đời một cách đúng nghĩa.

Khi các giá trị sống trong xã hội bị chao đảo, thì chính sự nỗ lực tu tập, thực hành lời Phật dạy là cách thiết thực và căn bản nhằm giúp ổn định lòng người, mà không phải là các hoạt động hình thức và mang tính phong trào, dễ đưa tới sự tha hóa theo xu hướng thế tục thông thường.

Qua thông tin, ngay trước thềm Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc cuối tháng 5-2018 vừa rồi, khi hàng trăm đại biểu Phật giáo của 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Thái Lan tham dự sự kiện văn hóa - tôn giáo thế giới - Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc, thì tại đất nước mà đạo Phật là quốc giáo này diễn ra hàng loạt cuộc thanh lọc, bắt giữ các vị sư được cho là dính líu tới các hoạt động bất chính mang tính thế tục.

Một số vị sư bị bắt có tên trong Hội đồng Tăng-già tối cao - cơ quan điều hành mọi hoạt động của Phật giáo Thái Lan. Đây là việc không phải bất ngờ, mà nằm trong hướng quyết tâm làm trong sạch Tăng đoàn - biểu tượng sinh động nhất của Phật giáo, nhằm ổn định và phát triển Phật giáo trước những tác động thay đổi đầy thách thức của xã hội đương đại.

Việc làm đó, ở ý nghĩa ngoại hộ Tam bảo, không phải là mới, mà đã từng diễn ra trong nhiều giai đoạn của lịch sử Thái Lan, cả ở Việt Nam cũng như một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác mà Phật giáo được lấy làm quốc giáo hay là giá trị xây dựng nền tảng đạo đức, văn hóa.

Tất cả những người xuất gia nỗ lực thực hành lời Phật dạy, giữ gìn tịnh giới, trau dồi thiền định và phát huy trí tuệ giải thoát, đó là năng lượng thiết thực cầu nguyện cho đạo pháp trường tồn, chúng sinh an lạc một cách thiết thực trong ý nghĩa lợi mình, lợi người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày