Tu viện Samye hồi sinh

GNO - Đó là một tòa kiến trúc 1.200 năm tuổi tọa lạc bên bờ sông Yarlung Zangbo thuộc tỉnh Shannan. Tu viện Samye được những người Tây Tạng, hầu hết là những Phật tử thuần thành, rất coi trọng.

Tu viện cũng được biết đến với bộ sưu tập phong phú các bức tượng Phật, kinh điển, tranh vẽ, kinh khắc trên đá và các công trình tôn giáo kết hợp giữa các phong cách Tây Tạng, Trung Quốc và Ấn Độ.

Tu viện Sa.jpg

Tu viện Samye - Ảnh: Tibet

Mỗi năm khoảng 200.000 khách hành hương và khách du lịch đã đến tu viện Samye để thưởng lãm những tác phẩm độc đáo này.

Năm 2011, những tu bổ đối với tu viện - hệ thống thoát nước, điện, phòng cháy chữa cháy và những bức bích họa - đã được bắt đầu, Phuntsogwangdus, người đứng đầu Ủy ban quản lý tu viện nói.

Được tài trợ 70 triệu nhân dân tệ (11 triệu USD) chủ yếu từ chính quyền trung ương, khoảng 15 triệu nhân dân tệ đã được sử dụng trong năm 2011, phần còn lại dự kiến ​​sẽ được sử dụng trong hai năm tới.

Lạt ma Tsering, 42 tuổi, tu học tại tu viện từ năm 1988, nói: "Trước đây chúng tôi thậm chí không có một nhà vệ sinh đàng hoàng".

Trong quá khứ, đời sống của các tu sĩ và hoạt động của tu viện phụ thuộc chủ yếu vào sự cúng dường và vận tải hành khách của tu viện.

"Tu viện không có các khoảng tiền lớn cho các dự án cải tạo lớn", vị Lạt ma nói.

Trước năm 2011, hạng mục công trình đáng kể duy nhất là sự đổi kiểu dáng của "mái nhà vàng" và tầng thứ ba của chánh điện Wuzi vào năm 1989 do chính phủ tài trợ kinh phí.

Các tu sĩ cũng phụ giúp trong công tác tu bổ.

Trước đây, 99 tu sĩ của tu viện Samye sống trong điều kiện chật hẹp. Lấy ví dụ, Lạt ma Phuntsogdorje đã chia sẻ một căn phòng 16 mét vuông cùng với các vị Lạt ma khác và các gian phòng chỉ được ngăn cách bởi một tấm ván.

Lạt ma Phuntsogdorje nói: "Chúng tôi đã nấu ăn, ngủ nghỉ, nghiên cứu và thờ Phật trong cùng một căn phòng. Tất nhiên, điều này là không nên. Bây giờ điều kiện đã tốt hơn nhiều và chúng tôi có thể tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu Phật học".

Tu viện Samye là tu viện chủ yếu dành cho các nhà sư thuộc phái Ningma nhưng tất cả các nhà sư khác đều được hưởng một hệ thống phúc lợi xã hội như nhau, Lạt ma Phuntsogwangdus nói.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã tặng những thiết bị tập luyện thân thể cho tu viện.

Và không chỉ có những công trình kiến trúc là được cải thiện. Khi khu vực xung quanh tu viện bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa, từ 2011 đã có những nỗ lực để làm xanh nơi này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày