Tưởng niệm húy kỵ lần thứ 41 HT.Bửu Chơn

GNO - Sáng nay, 17-9 (1-8-Canh Tý), tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã trang nghiêm diễn ra lễ húy kỵ lần thứ 41 của HT.Bửu Chơn, nguyên Tăng thống Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN.

2ht.jpg

Chư tôn đức thành kính dâng hương tưởng niệm

Tại lễ tưởng niệm, HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó BTS GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Phổ Minh cùng chư tôn đức hệ phái Nam tông và Phật tử đã thành kính dâng hương tưởng niệm cố Hòa thượng, người có nhiều đóng góp đối với đạo pháp và dân tộc.

Theo đó, HT.Bửu Chơn, thế danh Phạm Văn Tông sinh năm 1911 tại Sa Đéc, Đồng Tháp. Thuở thiếu thời, ngài sinh sống tại Campuchia và thấm nhuần Phật giáo Nguyên thủy.

Năm 1940, ngài xuất gia tại chùa Lanka (Phnôm Pênh); sau đó vào rừng thực hành hạnh Đầu-đà suốt 12 năm. Năm 1951, ngài về TP.HCM hoằng truyền giáo pháp Nguyên thủy.

Ngài là thành viên vận động thành lập Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN. Nhiệm kỳ lâm thời, ngài được thỉnh cử vào vị trí Tăng thống Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN vào năm 1957.

1ht.jpg

Di ảnh cố HT.Bửu Chơn

Hòa thượng là vị giáo phẩm Phật giáo VN đã tham gia nhiều hoạt động Phật giáo quốc tế. Năm 1954, ngài làm trưởng đoàn Phật giáo VN tham dự Hội nghị Kết tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Điện.


Năm 1960, ngài đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, trong kỳ Đại hội lần thứ 5 tại Thái Lan.


Năm 1961, trong Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tại Phnôm Pênh (Campuchia), ngài được bình chọn làm Cố vấn tinh thần tối cao và vĩnh viễn của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới. Năm 1962, ngài tái đắc cử Tăng thống Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN.

Năm 1963, trong cuộc đấu tranh chống chế độ kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm, ngài giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Năm 1965, ngài được bầu làm Chủ tịch danh dự Hội Phật giáo Thế giới Singapore.

Năm 1972, ngài đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng thống Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN. Năm 1975, ngài đảm trách chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.HCM.

Năm 1979, ngài đảm nhận chức vụ Cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy VN khóa XI.

Ngài là bậc cao tăng thạc đức của Phật giáo Việt Nam, một học giả uyên thâm Phật pháp, biết nhiều ngoại ngữ. Đặc biệt, ngài thông thạo tiếng Pali và đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và biên soạn tự điển Pali - Việt.

Dù bận rộn Phật sự trong và ngoài nước, ngài vẫn dành thời gian hành thiền, thuyết pháp, phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách hoằng dương giáo pháp, với khoảng 20 tác phẩm.

Ngày 21-9-1979 (1-8-Kỷ Mùi), do bệnh duyên, ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm Pênh, hưởng thọ 69 tuổi, 39 tuổi đạo.

4ht.jpg

HT.Thích Bửu Chánh cung tuyên tiểu sử HT.Bửu Chơn

6ht.jpg

Thời thiền ngắn trước lễ tưởng niệm

11ht.jpg

HT.Thích Thiện Tâm chia sẻ ý nghĩa buỗi lễ tưởng niệm

7ht.jpg
9ht.jpg
10ht.jpg

Chư Tăng, tu nữ và Phật tử vân tập về chùa, thành kính tưởng niệm HT.Bửu Chơn

5ht.jpg

Quang cảnh lễ tưởng niệm

Như Danh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày