Về thăm Càn Phúc tự

Vượt qua con đường khổ ải nhất Thủ đô, chúng tôi tìm đến ngôi chùa có tên Càn Phúc tự nằm ẩn mình trong con ngõ nhỏ như để gột rửa mọi khói bụi trần đời.

Càn Phúc tự là tên chữ của chùa Nhổn (thuộc xã Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội). Qua chùa Nhổn, rẽ vào con ngõ nhỏ, ta như lạc vào một không gian hoàn toàn khác.
Về thăm Càn Phúc tự ảnh 1
Không còn cái ồn ào của đời sống phố thị, không còn vương vấn bụi bặm của khói bụi đường xe, chùa Nhổn thanh tịnh như hàng ngàn những ngôi chùa trên đất Việt nhưng vẫn nổi bật trong những nét kiến trúc đơn sơ cổ kính.

 Về thăm Càn Phúc tự ảnh 2

Không quá rộng và hoành tráng đồ sộ, không gian Càn Phúc tự thoáng đãng trong kiến trúc nối liền mà vẫn có những khoảng lặng cho hồn người.
Về thăm Càn Phúc tự ảnh 3
Lối vào thẳng tắp những hàng cau, rủ xuống mặt giếng không chỉ làm lòng người tìm về với sự tịnh tâm nơi cõi Phật mà còn gợi nhớ về những nét thanh bình rất xưa của làng quê. Những mệt mỏi, những ưu phiền của đời sống mưu sinh như lắng lại trong cái thinh không ấy.
Về thăm Càn Phúc tự ảnh 4 

Không gian của chùa Nhổn là không gian của những kiến trúc nối liền: tiền đường, thượng điện, nhà tổ, nhà hậu. Tiền đường gồ có 5 gian, thượng điện 3 gian nối mới gian giữa của tiền đường.

Về thăm Càn Phúc tự ảnh 5

Về thăm Càn Phúc tự ảnh 6

Không nổi bật với những nét chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo kết cấu gỗ chủ yếu chỉ là bào trơn đóng bén hoặc chạm khắc hoa lá rất đơn giản. Nhưng chính sự đơn giản mà vẫn hài hòa trong kiến trúc cùng nét thanh xơ của không gian lại làm cho hồn người tìm lại được những giá trị của cõi lặng tâm hồn.

 Về thăm Càn Phúc tự ảnh 7

Đặc biệt chùa có hệ thống tượng pháp khá phong phú và độc đáo. Đáng chú ý trong số tượng chùa là bộ Di Đà Tam Tôn và Hoa Nghiêm Tam Thánh. Những bông cúc mãn khai lớn được chạm nối trên ngực, bụng, vai và mũ cầu kỳ cũng sự từ bi trong vẻ mặt của các pho tượng ẩn chứa những sức mạnh vô hình, siêu nhiên. Thắp nén nhang thơm, cúi đầu trước Phật lòng người bỗng phẳng như mặt nước, thanh lòng, thanh tâm, thanh tịnh đến vô cùng.

 Về thăm Càn Phúc tự ảnh 8

Bước ra khỏi từ đường lạc bước trong lầu Quan Âm, Tháp tổ giữa mênh mông của trời đất chợt nhận ra rất nhiều điểu từ cõi nhân sinh dù mới lần đầu ghé thăm Càn Phúc tự…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày