Vì một ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GNO - Hôm qua 23-12, tại TP.HCM, sau phần khai mạc, Hội thảo kỷ niệm 30 thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bước vào phiên làm việc đầu tiên dưới sự điều phối của HT. Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS. Tại phiên làm việc này, toàn thể đại biểu đã tập trung ôn lại tiến trình thống nhất Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và giá trị mà quá trình thống nhất mang lại.

>>> Khai mạc Hội thảo kỷ niệm 30 thành lập GHPGVN

Thống nhất là tất yếu

Sau ngày giải phóng 30-4-1975, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, độc lập và tự chủ. Đây là yếu tố mãnh liệt thúc đẩy sự thống nhất Phật giáo Việt Nam , thực hiện ước vọng bao đời của Tăng Ni, Phật tử cả nước mà trước đây chưa thực hiện được, đưa đến sự thành lập Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam.

wwwT1 (1).JPG

Toàn cảnh Hội phiên làm việc sáng ngày 23-12 - Ảnh: Bảo Toàn

Từ tháng 2-1980, Ban vận động Thống nhất Phật giáo được thành lập gồm 33 vị cao Tăng đại diện cho các tổ chức, hệ phái Phật giáo cả nước. Tháng 11-1981, Hội nghị đại biểu Thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 165 đại biểu đại diện cho 09 tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước.

Sự thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo ở trong nước năm 1981 để xây dựng ngôi nhà chung GHPGVN đã chấm dứt thời kỳ các tổ chức Phật giáo hoạt động manh mún, tranh giành sự ảnh hưởng, đồng thời nâng cao vị thế của Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc và với cộng đồng tín ngưỡng Phật giáo trên thế giới.

Nhìn nhận lại quá trình thông nhất, TT. Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch HĐTS khẳng định, Hội nghị đã thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong Phật giáo. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới mà hoạt động của Phật giáo có hình thức tổ chức Giáo hội chung và duy nhất. Tại hội nghị này đã họp và thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam “trên nguyên tắc thống nhất ý trí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Tuy nhiên các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp đều được tôn trọng và duy trì.

wwwTt1.JPG

TT. Thích Thanh Nhiễu phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

"Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ  trong nước và nước ngoài. Đây là kết quả của quá trình vận động thống nhất Phật giáo trong cả nước và là bước phát triển tất yếu của lịch sử Phật giáo Việt Nam , đồng thời đó cũng là sự kết hợp xu thế phát triển của thời đại.", TT. Thích Thanh Nhiễu khẳng định.

wwwT1 (3).JPG

TT. Thích Huệ Thông phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

Ở một khía cạnh khác, xét về mặt gắng kết, TT. Thích Huệ Thông - Quyền Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương cho rằng, công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam , đã hình thành tiếng nói chung của Phật giáo Việt Nam , đó là “Đoàn kết hòa hợp trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm giáo hội” và “Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Sự quy nhất của các hệ phái Phật giáo Việt Nam, đồng lòng thực hiện tiếng nói chung của Phật giáo Việt Nam kể từ ngày GHPGVN ra đời, trải dài trong suốt 30 năm qua, đã khẳng định tính ưu việt của công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam. Công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam, không chỉ xóa đi khoảng cách giữa các hệ phái Phật giáo tại Việt Nam, mà còn gắn kết chặt chẽ các hệ phái Phật giáo thành một khối thống nhất đoàn kết hòa hợp không một thế lực nào có thể phân hóa hay chia rẽ, tạo sự liên thông giữa Phật giáo vùng đồng bằng với Phật giáo vùng núi non, hải đảo, giữa Phật giáo miền ngược đến Phật giáo miền xuôi.

Xác định giá trị hiện hữu

Sau 30 năm hình thành và phát triển, đây là lúc để nhìn lại kết quả hoạt động của Giáo hội, xác định vai trò đồng hành cùng dân tộc và những giá trị mà Giáo hội mang lại cho Tăng Ni, Phật tử cùng nhân dân trong và ngoài nước.

wwwT1 (4).JPG

HT. Thích Khế Chơn - Ủy viên HĐTS phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

Phát biểu đánh giá về những đóng góp và giá trị của Giáo hội đối với đạo pháp và dân tộc trong suốt 30 năm qua, HT. Thích Khế Chơn - Ủy viên HĐTS, Phó ban Hướng dẫn Phật tử TƯGH nhìn nhận, những thành quả của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thật khó nêu lên đầy đủ, nhưng có thể nhận thấy thành quả to lớn đã đạt được đó qua sự đúc kết công tác Phật sự hằng năm trên các phương diện: công tác Tổ chức, Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Văn hóa, Nghi Lễ, Kinh tế tài chánh, Từ thiện xã hội, và quan hệ quốc tế của Hội đồng Trị sự Trung ương và các Ban ngành Viện trung ương cũng như địa phương.

Và từ đó, Hòa thượng định hướng, với những vấn nạn biến đổi lệch chuẩn văn hóa, sự thay đổi môi trường sinh thái, sự thay đổi chệch hướng luân lý đạo đức của một bộ phận người dân, những vấn nạn xã hội đang đặt ra; sức mạnh nội sinh của Phật giáo đứng trước vai trò lịch sử mới. Sức mạnh của văn hóa, giáo dục Phật giáo kết hợp với năng lực trẻ trung năng động sáng tạo của tuổi trẻ Phật giáo Việt Nam và sức mạnh của khoa học công nghệ trong điều kiện lịch sử đất nước hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có đủ điều kiện để định hướng cho những hoạt động sắp đến, nhằm phát triển hơn nữa ngôi nhà Phật giáo, đem lại an lạc hạnh phúc cho mọi người, thể hiện đúng vai trò lịch sử của Phật giáo Việt Nam như đã từng nắm giữ xuyên suốt tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.

Trong khi đó, phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Thanh Hà - Phó ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, giá trị đóng góp đối với xã hội của Giáo hội nằm ở giá trị đóng góp của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội ngay từ buổi đầu thành lập đến nay và năm ở mỗi thành viên của Giáo hội. Nhờ sự chung sức chung lòng của từng cá thể, Giáo hội đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên trướng quốc tế, được Phật giáo các nước đánh giá cao.

wwwT1 (2).JPG

Ông Bùi Thanh Hà phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

Hôm nay 24-12, phiên làm việc cuối cùng của Hội thảo sẽ được tiến hành, Giác Ngộ Online sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hình chỉ mang tính minh họa

Chay và mặn

GNO - Vợ tôi nói: Hôm nay mùng một, em nấu vài món chay thật ngon, anh có thể mời bạn về dùng bữa cho vui. Tôi cười khi nghĩ rằng hôm nay vợ tôi thật “biết điều”.
Phật lịch được tính như thế nào?

Phật lịch được tính như thế nào?

GNO - Gần đây, nhiều bạn đọc phản ánh về việc ghi Phật lịch trên các sự kiện của Giáo hội, gây ngộ nhận rằng Phật lịch được tính theo... năm mới Tây lịch, hoặc âm lịch... Vậy theo Phật giáo, cách tính Phật lịch thế nào là đúng và thời gian thay đổi Phật lịch từ lúc nào?

Thông tin hàng ngày