Vì sao chúng ta thương ba mẹ?

Giác Ngộ - Ngày xưa, nếu ai hỏi câu này, tôi sẽ hỏi vặn lại họ rằng: “Ba mẹ mà mình không thương thì còn thương ai?”. Hỏi lại câu đó một cách vô thức và mang một ý nghĩa: là con thì đương nhiên phải thương ba mẹ của mình, đó là tình thương đầu tiên, căn bản, là gốc của mọi tình thương trên thế gian này!

Cách đây chừng tháng, tôi có đọc được một bài báo, một thông điệp về tình thương của một bạn trẻ trên Tuổi Trẻ Online. Tiêu đề của bài báo đó là “Bố thật tồi” nhưng con vẫn thương bố thật nhiều… của bạn Minh Thanh (Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội).

111wwwwbo con.jpg

Bố ơi, con thương bố thật nhiều - Ảnh minh họa

Câu chuyện đẫm nước mắt, chứa chan cảm xúc rất thật của người viết kể về việc ông bố bạo hành gia đình đến nỗi tác giả bài viết ấy cảm thấy rất sợ bố mình. Cho đến một ngày ông bố nhận ra “bố thật tồi”, tồi với chính con cái mình, rằng đã vô tâm giẫm đạp lên hạnh phúc, niềm tin yêu của con cái chỉ bởi vì rượu chè và bạo hành…

Đối với con cái, niềm tin và nhân cách được hình thành có ảnh hưởng rất lớn từ phía gia đình mà cụ thể là bố mẹ. Nên có nhiều lúc, khi đọc được một vài dòng tin hay bài viết về sự ngỗ nghịch của con cái với ba mẹ tôi vẫn thường tự hỏi: không biết ông bố, bà mẹ ấy có từng ngỗ nghịch với cha mẹ mình, hoặc là bạo hành, bê tha với con cái?

Hỏi để rồi nhìn sâu, nhìn kỹ hơn một chút về đạo đức của xã hội - vốn là bản lề của hạnh phúc đang có vấn đề bởi có quá nhiều cái “mới”, “lạ” đi ngoài khuôn phép! Đó có thể là con đánh mẹ, mẹ bắt ép con làm nghề mại dâm, ba mẹ bạo hành con…

Không hiểu sao tôi có một niềm tin rất thật rằng: khi mình sống, mình dùng tình thương và sự tha thứ chân thành, bền bỉ với tất cả mọi người, đặc biệt là những người thân - thương thì mình sẽ chuyển hóa được người ta tốt lên dần dần. Niềm tin ấy góp nhặt từ bản thân và cũng từ những câu chuyện có thật từ cuộc sống như chuyện bạn Minh Thanh mà tôi vừa kể ở trên.

Nhắc đến đó, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện xưa cũ - cũng là một bài học quý giá mà tôi nghe kể để rồi khắc cốt ghi tâm, tự hứa là mình sẽ sống thật tốt, thật tử tế với ba mẹ của mình. 

Câu chuyện kể về người con đem mẹ bỏ vào rừng cho cọp ăn chỉ vì muốn giữ lại đứa con trong thời buổi nghèo-đói. Khi ông ta thực hiện việc đó xong và về nhà, đứa con hỏi sao bố không đem chiếc xe chở bà nội về cho con. Ông ngạc nhiên hỏi: Đem về làm gì? Đứa con trả lời: Để mai mốt bố già, con chở bố vào rừng bỏ… 

Tạm ngắt câu chuyện ở đó để nhận diện trong câu chuyện ấy có sự hiện diện của nhân quả, bởi nó là sự “tiếp nối” khi người ta gieo nhân bất hiếu thì chắc chắn sẽ bị sự bất hiếu của con cái. Song, ở một góc nhìn khác của người tu thì sự biểu hiện ấy cũng chính là sự vô mình “oan oan tương báo”, trả vay-vay trả lại qua miết như thế thì sẽ mãi sanh tử luân hồi. Nói như thế để trở lại câu chuyện mà tôi đọc được trên Tuổi Trẻ Online và có chia sẻ ở trên.

Đó là sự vượt lên, vượt qua cái thường tình của thế gian của bạn Minh Thanh trước những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần do ông bố nhậu nhẹt, đánh đập con cái gây ra, và bạn đã dùng tình thương để đối trị với cái u minh của ba mình. Tình thương ấy được đúc kết để rồi bạn có thể thốt lên: “Bố thật tồi” nhưng con vẫn thương bố thật nhiều… Đó cũng là cái kết có hậu của câu chuyện bạn kể, là ông bố nhận ra “bố thật tồi”, cũng như sau đó là sự thay đổi dần tâm tính, biết hối hận, thương con!

Không hiểu sao tôi có một niềm tin rất thật rằng: khi mình sống, mình dùng tình thương và sự tha thứ chân thành, bền bỉ với tất cả mọi người, đặc biệt là những người thân - thương thì mình sẽ chuyển hóa được người ta tốt lên dần dần. Niềm tin ấy góp nhặt từ bản thân và cũng từ những câu chuyện có thật từ cuộc sống như chuyện bạn Minh Thanh mà tôi vừa kể ở trên.

Đó cũng là điều tôi ngộ ra được, và đồng thời là câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao chúng ta thương ba mẹ?”. Đơn giản, vì đó là ba mẹ, vì tình thương sẽ mang đến hạnh phúc cho mình và ba mẹ, vì tình thương có khả năng cảm hóa ba mẹ mình nếu Người chưa thật tốt, thậm chí “tồi” như bố của Minh Thanh.

Và nếu quán niệm sâu sắc thì, khi mình vận tâm thương và hiếu đễ với ba mẹ cũng là đang cấy vào tâm mình hạt giống của hiếu hạnh để cho một mai mình lớn lên, làm ba làm mẹ thì con cái sẽ hiếu thuận với mình…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày