Vì sao em chết?

GNO - 3 học sinh gồm: Lê Thị Minh Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (đều 14 tuổi, trú tại thôn Đức Hoà, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil), đều là học sinh lớp 7A2, trường cấp II Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã chọn cái chết bằng cách tự tử vào ngày 17-3 vừa qua.

Sự việc đã tạo ra một làn sóng dư luận bởi tò mò về nguyên nhân cái chết mà công an đang điều tra, đồng thời cảm thấy xót xa trước một “lựa chọn” mang tính báo động này.

wnhatkycaichet3hocsinh1.jpg

wnhatkycaichet3hocsinh2.jpg

 Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Hạnh đang được gia đình giữ - Ảnh: Đức Lập

Hiện tượng tự tử trở thành vấn nạn, là nỗi đau của các nước, đặc biệt là các nước phát triển - nguyên nhân vì con người chịu quá nhiều áp lực, vì cái tôi con người quá lớn nên không chịu đựng được thất bại, khổ đau… Theo tôi, quan trọng hơn là vì người ta không hiểu về cái chết, cứ nghĩ đơn thuần rằng chết là hết, là giải thoát, là không phải khổ nữa. Bởi hiểu như vậy nên người ta chọn cái chết để được giải thoát khổ đau hiện tại; nhưng nếu quán chiếu theo nhân quả thì điều đó hoàn toàn sai lầm; bởi ngay cái chết mà họ chọn đã là một nhân xấu thì làm sao có thể có quả tốt sau khi chết?

Đó là nhân xấu bởi vì cái chết ấy đã trực tiếp tạo ra nỗi đau cho nhiều người, nhất là người thân của mình mà như tất cả các báo đều mô tả: ba mẹ, người thân của 3 em học sinh trên đều đang đau đớn cùng cực. Thậm chí ngay cả những người không quen biết các em còn thấy xót xa, huống hồ người thân, bạn bè, thầy cô?

Chính cái nhân ấy (chọn cái chết làm đau khổ cho người khác) chắc chắn sẽ cho ra cái quả khổ đau, dù muốn hay không thì nhân quả cũng rất vô tư, công bằng mà sinh-diệt theo quy luật của nó. Đó là chưa nói, nếu trong cuộc sống mỗi người có phải trải qua khổ đau nào đó thì cũng không nằm ngoài luật Nhân quả, mình đã từng gieo nhân bất hạnh, khổ đau nên giờ phải chịu khổ đau, bất hạnh. Nếu mình chối từ nhận quả này cũng đồng nghĩa như việc mình vay mà mình không chịu trả, trốn nợ, muốn quỵt nợ thì nợ ấy vẫn còn đó, vẫn theo mình. Do vậy, việc chọn cái chết để trốn tránh khổ đau là một lựa chọn sai lầm, của người mang tâm lý chạy trốn nợ nần! Đó cũng là hành xử của người thiếu trách nhiệm trước hậu quả mình đã tạo (nhân xấu mình đã gieo, nay nhận, cớ sao chọn cái chết để… giải thoát?). Điều này có thể những người lớn sẽ dễ hiểu và thẩm thấu trong thế giới quan của luật Nhân quả mà Phật dạy, và có thể các em sẽ không thể hiểu được như vậy nhưng tôi vẫn ao ước giá như các em là người biết đạo Phật thì có thể các em sẽ không chọn cái chết, không hành động dại dột như vậy.

Vì sao tôi dám khẳng định điều đó? Vì, nếu như các em biết đạo Phật hay gia đình các em có truyền thống đạo Phật thì chắc chắn sẽ ứng dụng lời Phật dạy về tình thương và hiểu biết cho các em. Các em sẽ sống trong ánh sáng của từ bi-trí tuệ, mà trước tiên đạo Phật sẽ dạy các em về chữ hiếu (thương cha, thương mẹ).

Thương cha, thương mẹ mà đạo Phật dạy rất chu đáo, đó không chỉ là lo về vật chất đầy đủ, mà làm cho cha mẹ vui lòng, biết trân quý bản thân, cố gắng rèn luyện để sống tốt, trở thành người có lòng từ bi đối với tất cả mọi người…

Và đạo Phật sẽ dạy cho các em thương bản thân mình như thế nào cho đúng; đương nhiên các em sẽ biết về năm giới căn bản (năm nguyên tắc đạo đức) trong đó có giới không sát sanh. Giới không sát sanh sẽ được đạo Phật dạy rằng mình phải tôn trọng mạng sống của mình và của người khác, chúng sinh khác; do vậy mình sẽ không làm tổn hại mạng sống của mình, của người khác, chúng sinh khác. Giới bản này nếu gìn giữ chu đáo thì lòng từ bi sẽ tăng trưởng, và cũng là gieo vào mảnh đất tâm mình hạt giống yêu thương - chất liệu của hạnh phúc.

Đạo Phật cũng sẽ dạy các em rằng, cơ thể này là các em vay mượn của cha mẹ, của đất trời; từ một chút tinh cha, một chút huyết mẹ cùng biết bao thực phẩm, nước non… để có được, trưởng thành nên gìn giữ nó cũng là một cách báo hiếu cha mẹ.

Các em cũng sẽ được dạy rằng, thân người này khó được lắm, không được thiếu tôn trọng, ép xác hay tự hủy hoại, đó là hành động vô minh, sẽ bị đọa vào đường ác, chịu khổ vô cùng… Bài học ấy sẽ do ông bà, cha mẹ các em tỉ tê trong khi các em có mặt trong bào thai đến khi sanh ra và dần dần đến chùa, mỗi đêm trong những câu chuyện như là cổ tích, những lời nhắc dịu dàng trong mỗi ngày…

Do vậy, khi cái chết của 3 em học sinh trên là nỗi lo, là cảnh báo và được đặt vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho con em chúng ta thì tôi liền nghĩ ngay đến giáo lý đạo Phật. Chắc chỉ có tư duy và cách dạy về tình thương, về nhân quả nghiệp báo của đạo Phật mới chính là chìa khóa tối ưu để giáo dưỡng các em biết sống trong nếp của một người sống lành mạnh. Có nghĩa là sống và biết chấp nhận khổ đau để vươn lên, vượt qua và sống tốt hơn bằng tình thương mình, thương những người thân thương của mình.

Và nếu như gia đình biết đạo Phật thì chắc chẳng có ông bà, cha mẹ nào lại có cách hành xử thiếu tôn trọng, thiếu lắng nghe con, để mình trở thành tác nhân để con chọn một phương cách sai lầm trong lối sống, hành xử của các em cả đâu!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người thân mất lúc nửa đêm giỗ vào ngày nào?

GNO - Ông cụ nhà tôi mất lúc 23 giờ 50 ngày 20-12-Quý Mão. Vì ông mất lúc 23 giờ 50 là giờ Tý, mà giờ Tý nối liền giữa hai ngày (từ 23 giờ ngày 20-12 đến 1 giờ ngày 21-12) nên một số người thân cho rằng ông mất vào ngày 21-12-Quý Mão. Cách tính ngày mất như vậy có chính xác không? 

Thông tin hàng ngày