GNO - Các nhà khảo cổ ở tỉnh Sơn Tây phía bắc Trung Quốc đã phát hiện ra một ngôi chùa 1.400 năm tuổi, nơi một bộ sưu tập các bức tượng Phật đã từng được lưu trữ.
Ngôi chùa, được bao bọc bởi những bức tường được chạm khắc tượng Phật trong các ngách đá, là một phần của khu phức hợp chùa Tongzi tách biệt trên một ngọn núi gần thành phố Thái Nguyên, thủ phủ của Sơn Tây.
Công trình 1.400 năm tuổi vừa được phát hiện
Cấu trúc được xây dựng vào năm 556 trong triều Bắc Tề (550-557), khoảng thời gian bùng nổ đối với Phật giáo, theo các nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (IA CASS).
"Đây là loại hình cấu trúc duy nhất từng được tìm thấy ở Trung Quốc và nó làm sáng tỏ việc chạm khắc tượng Phật giai đoạn đầu", Li Yuqun, nhà nghiên cứu IA CASS kiêm nhà khảo cổ học dẫn đầu cuộc khai quật cho biết.
Mặc dù bị phá hủy trong cuộc chiến tranh năm 1117, ngôi chùa còn lưu giữ được hàng loạt các bức tượng được bảo quản tốt. Một trong những bức tường được chạm khắc bức tượng Phật cao hơn 20 mét. Bức tượng đã không thể nhận ra sau nhiều năm nhưng các nhà khảo cổ đã khai quật được một số tàn tích cho thấy vẻ ban đầu của nó.
Cấu trúc này cũng sở hữu một bức tranh tường 2,6 mét có niên đại từ triều đại nhà mà các nhà khảo cổ tin rằng rất có giá trị vì đây là tác phẩm lâu đời nhất trong vùng.
Văn Công Hưng (Theo Tân Hoa)