100 bức ảnh 'Nét cổ Thăng Long' trưng bày tại TP HCM

Các tác phẩm nhiếp ảnh mô tả di sản mỹ thuật cổ đất Thăng Long như: thềm bậc chạm rồng điện Kính Thiên thời Lê Sơ, tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thời Mạc... được trưng bày tại triển lãm trên đất phương Nam.

Hưởng ứng các hoạt động mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và kỷ niệm 85 năm thành lập Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đại học này và Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM phối hợp tổ chức triển lãm Nét cổ Thăng Long.

1.jpg

Tượng Đức thánh Trèm ( Lý Ông Trọng) và vợ bằng Gỗ, phủ sơn, thế kỷ 19 tại Đình Trèm, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội.

Hưởng ứng các hoạt động mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và kỷ niệm 85 năm thành lập Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đại học này và Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM phối hợp tổ chức triển lãm Nét cổ Thăng Long.

Hơn 100 bức ảnh tư liệu kiến trúc, điêu khắc cổ được chọn lọc từ hơn 20 di tích điển hình của Hà Nội được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố.

Qua từng bức ảnh, khán giả có thể thấy một Thăng Long xưa qua ngôi chùa Một Cột được dựng năm 1049 thời Lý mang hình bông sen nở trên mặt nước, hay kiến trúc chùa Kim Liên độc đáo, thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người thợ Bắc Hà.

2.jpg

Tượng Sư tử bằng Đá, thế kỷ 11 - 12 tại chùa Bà Tấm, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Không những thế, triển lãm còn đem đến cho người xem một khối lượng lớn các tư liệu hình ảnh về di sản điêu khắc độc đáo như: tượng Sư tử thời Lý ở chùa Bà Tấm; thềm bậc chạm rồng điện Kính Thiên thời Lê Sơ trong thành cổ Hà Nội; tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thời Mạc ở chùa Đào Xuyên; hệ thống tượng Phật ở chùa Nành; tượng Hậu Phật thế kỷ 17 ở chùa Lý Quốc Sư; tượng Lý Ông Trọng và vợ đầy bí ẩn trong hậu cung của Đình Trèm…

Từ những bức ảnh này, triển lãm đem lại cái nhìn khái quát về sự phát triển của nghệ thuật tạo hình truyền thống trên mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến qua thăng trầm của lịch sử.

3.jpg

Tam quan chùa Kim Liên, bằng Gỗ, dựng năm 1792 tại Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

Hà Nội xưa (trước năm 2008) được thống kê với một hệ thống di tích dày đặc gồm hơn 500 ngôi đình, 600 ngôi chùa, hơn 300 đền miếu, trong đó chứa đựng hơn 25 nghìn hiện vật mà phần lớn là tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Ban tổ chức cho biết, triển lãm này chỉ là một phần rất nhỏ trong khối di sản đồ sộ ấy.  Triển lãm mở cửa đến hết ngày 30/7.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày