18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường

GNO - Chiều nay, 18-12, tại trụ sở UBMTTQVN TP (55 Mạc Đĩnh Chi, Q.1), Ban Thường trực UBMTTQVN TP phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường TP đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn TP.HCM; sơ kết 1 năm thực hiện chỉ thị số 19-CT/T.Ư của Ban Thường trực Thành ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.

khenthuong.2.jpg


Khen thưởng cơ sở có mô hình bảo vệ môi trường, và ứng phó biến đổi khí hậu

Buổi lễ có sự hiện diện của ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN TP; bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP, và đại diện các tập thể, cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường.

Tại buổi lễ, ông Tăng Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP báo cáo kết quả về công tác phối hợp giữa Ban Thường trực UBMTTQVN TP, Sở Tài nguyên và Môi trường TP với các tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu thành phố.

Được biết, trong 80 mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu ở thành phố đề cử, Phật giáo có 57 mô hình. Trong đó, có các mô hình điển hình như: tổ chức quét dọn vệ sinh các tuyến đường, thu dọn rác thải, khơi thông cống rãnh vào ngày cuối tuần; xóa điểm tập kết rác thải, trồng cây xanh - cây cảnh, hoa cảnh trên các tuyến đường; lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu vào các buổi thuyết pháp cho Phật tử, hướng dẫn Tăng chúng trong khóa An cư kiết hạ.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở tự viện Phật giáo cũng tuyên truyền bảo vệ môi trường bằng hình thức trực quan, in thông điệp bảo vệ môi trường lên áo, đồng phục, túi vải; tuyên truyền hộp nhựa sử dụng nhiều lần đựng thức ăn thay cho hộp xốp; tổ chức thả cá phóng sanh định kỳ với các loại cá phù hợp, có khả năng làm sạch nguồn nước; chùa Giác Ngộ hưởng ứng sử dụng các vật liệu bằng tre, giấy, thay các sản phẩm từ nhựa… 

khenthuong.2b.jpg


18 cơ sở Phật giáo được khen thưởng dịp này


Dịp này, đại diện các đơn vị, cơ sở tôn giáo đã trình bày tham luận, góp ý về vấn đề bảo vệ môi trường. SC.TN Huệ Đức, trụ trì Quan Âm tu viện (Q.Phú Nhuận) nêu lên thực trạng kêu gọi người dân thay đổi thói quen sử dụng nhựa một lần rồi bỏ gặp nhiều khó khăn vì những vật dụng thân thiện với môi trường có giá khá cao. Ví dụ như hộp xốp giá 1 cái khoảng 300 đồng, nhưng hộp tương tự như vậy sản xuất bằng bã mía thì giá 7, 8 ngàn đồng. Hoặc nước uống đóng chai sử dụng trong hội nghị lớn, số lượng người đông, đành phải sử dụng, vì chưa có sản phẩm thay thế.

Từ đó, SC.TN Huệ Đức góp ý: “Cần những vật dụng thay thế, giá chấp nhận được. Cơ quan chức năng cần khuyến khích nhiều doanh nghiệp hướng về môi trường tham gia sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường để đoàn thể, tổ chức có nhiều cơ sở để tuyên truyền, để bảo vệ môi trường hiệu quả”.

khenthuong.1.jpg


Nhân dịp này, Ban Thường trực UBMTTQVN TP đã biểu dương, khen thưởng 12 đơn vị có các mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang triển khai thực hiện trong cộng đồng tôn giáo, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố thời gian qua.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP khen thưởng 25 cơ sở tôn giáo, trong đó, có 18 cơ sở tự viện của Phật giáo, có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng tôn giáo.

GHPGVN kêu gọi bảo vệ môi trường

Trong 16 thông điệp về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu của các tôn giáo Việt Nam, UBMTTQVN TP đã trích dẫn thông điệp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: “Đức Phật, bậc Đạo sư đại giác ngộ đã đem đến cho nhân loại thông điệp về hòa bình, sự hòa hợp, an lạc trong tâm hồn giữa con người, vũ trụ xung quanh chúng ta, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Lý duyên khởi của Phật giáo khẳng định mối tương quan giữa các hiện tượng tự nhiên, nhân sinh và vũ trụ… ý thức được điều này, con người sẽ cẩn trọng trong hành động của mình khi tác động tới thiên nhiên.

Chúng tôi kêu gọi mỗi người bằng hành động thiết thực, cam kết bảo vệ môi trường bền vững, đó cũng là sự bảo vệ chính mình…”.

Khánh Vi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày