Ai-len: Phật giáo có trước Cơ đốc giáo

GNO - Thống kê dân số năm 1871 đã bắt đầu có ghi nhận về số lượng người theo đạo Phật. Hơn thế, tri thức Phật giáo đã được biết đến ở Ai-len từ thế kỷ thứ 6, 7.

Phat giao tai Ai-len.jpg


Tu sĩ Phật giáo trong một buổi cầu nguyện, dưới sự chủ trì của
ngài Dalai Lama tại một ngôi chùa mới xây ở Paris - Ảnh Reuters

Phật giáo có mặt ở Ai-len trước khi quốc gia này hoàn toàn độc lập và tồn tại trước khi Cơ đốc giáo xuất hiện ở Ai-len. Hiện giờ, Phật giáo dần trở nên phổ biến hơn tại đất nước này. Các nội dung có liên quan đến Phật giáo được đề cập và sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: quảng cáo, phim ảnh, tiểu thuyết, triển lãm và các chương trình học bậc đại học.

Trong lịch sử, tại Ai-len từng có tượng Phật Myanmar được đặt ở cổng vào Bảo tàng Quốc gia. Các nhà văn và danh họa của Ai-len cũng đã lấy văn hóa Phật giáo làm cảm hứng sáng tác trong suốt thế kỷ qua.

Nhiều nhà nghiên cứu ở Ai-len đã tiến hành dự án nghiên cứu kéo dài suốt 5 năm về một nhân vật có tên là Dhammaloka. Dhammaloka là người sống du cư trên biển tại Rangoon trở thành tu sĩ Phật giáo vào năm 1900, và sau đó giữ vai trò quan trọng trong công cuộc phục hồi niềm tin vào Phật giáo cho người dân các nước thuộc địa và đóng góp vào việc chấm dứt chủ nghĩa chuyên quyền ở các nước Châu Á. Điều này đã góp phần tạo nên một diện mạo mới của Phật giáo khi du nhập sang phương Tây.

Dự án nói trên có tên là Phật giáo và Ai-len. Bên cạnh đó, từ các thông tin trên báo, các văn bản được số hóa, dữ liệu thống kê, các cuộc phỏng vấn với người theo đạo Phật ở Ai-len, thông tin từ người dân và sự hỗ trợ của các chuyên gia, các ấn phẩm xuất bản về vị tu sĩ dòng Thánh Francis tại Ai-len (người đã sang Trung Quốc vào thế kỷ 14 để tìm hiểu về Phật giáo) và một tình nguyện viên xuất gia theo Phật giáo Tây Tạng năm 1960 được xuất bản và phổ biến.

Phật giáo Ai-len hiện nay cũng được phát triển và thực hành qua các hoạt động hành thiền hoặc thực hành Phật pháp theo một truyền thống nhất định nào đó. Những người theo đạo Phật ở Ai-len hành đạo theo nhóm hoặc theo một vị thầy ở nước ngoài. Hiện nay, một số người di cư theo đạo Phật đến Ai-len vẫn chưa có nơi sinh hoạt và thực hành Phật giáo.

Ngày càng có nhiều người dân Ai-len có mối liên hệ với Phật giáo qua các hoạt động như: thực hành Phật pháp, đọc sách hay quan tâm đến văn hóa và nghệ thuật Phật giáo châu Á. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người dân tiếp xúc với đạo Phật một cách ngẫu nhiên qua các hoạt động thiền tập. Thiền Phật giáo được các nhóm người và cá nhân theo Cơ đốc giáo thực hành như một phương thức luyện tập tinh thần.

Qua đó, Phật giáo đã đóng góp không nhỏ đến đời sống xã hội của người dân Ai-len. Thành tựu lớn nhất có thể kể đến là Phật giáo ngày càng được đón nhận và biết đến nhiều ở Ai-len dù Ai-len được biết đến như một xã hội mà ở đó tôn giáo rất khó được chấp nhận và dung nạp. Phật giáo mang đến cho người Ai-len những lựa chọn mới cho cuộc sống, những lối sống mới, những nét văn hóa mới.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Irish Times)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày