Ấn Độ: Hơn 300 người Dalit chuyển đổi sang Phật giáo

GNO - Hơn 300 người Dalit vào ngày thứ Bảy vừa qua (30-9) đã chuyển sang Phật giáo tại Ahmedabad và Vadodara nhân dịp Ashoka Vijaya Dashami – ngày được cho là nhà vua Ashoka đã cam kết không cai trị bạo lực và chuyển đổi sang Phật giáo - điều phối viên của chương trình nói.

200dalits.jpg

300 người Dalit đã chuyển đổi sang Phật giáo tại tại Ahmedabad và Vadodara

Khoảng 200 người Dalit, 50 trong số đó là phụ nữ, đã chuyển sang Phật giáo tại một chương trình được tổ chức bởi Học viện Phật giáo Gujarat, thư ký của tổ chức Ramesh Banker cho biết.

Banker nói: "Lễ thọ giới đã được chủ trì bởi một vị lãnh đạo Phật giáo từ Kushinagar".

Tại một buổi lễ ở Vadodara, hơn 100 người Dalit đã chuyển đổi sang Phật giáo. Pragna Ratna, một tu sĩ từ Porbandar, đã truyền giới cho họ, Madhusudan Rohit, điều phối viên của sự kiện nói.

"Không có tổ chức đặc biệt nào đằng sau chương trình này ... hơn 100 người đã tự nguyện chuyển đổi", Rohit, một điều phối viên, cho biết.

"Ashoka Vijaya Dashmi rất quan trọng đối với chúng tôi vì vào ngày này Ambedkar đã chấp nhận đạo Phật cùng với hàng ngàn người ở Nagpur năm 1956. Ambedkar đã chọn Vijaya Dashmi vì ngày này là ngày mà Hoàng đế Ashok đã chuyển đổi sang Phật giáo", ông nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày