Ấn Độ: Trọng thể khai mạc Đại lễ kỷ niệm 900 năm dòng truyền thừa của Đức Karmapa

Ấn Độ: Trọng thể khai mạc Đại lễ kỷ niệm 900 năm dòng truyền thừa của Đức Karmapa
(GNO): Cả nhân dân Tây Tạng lẫn Chính phủ Trung Quốc đều công nhận Đức Karmapa đời thứ 17, thế danh Trinley Thaye Dorje (ảnh), lãnh đạo số 3 trong Phật giáo Tây Tạng, chỉ sau Đức Dalai Lama và Đức Panchen Lama.

Ngài sống dưới sự “bảo vệ” của Ấn Độ. Hôm nay, Đại lễ kỷ niệm 900 năm dòng truyền thừa của Đức Karmapa sẽ được khai mạc trọng thể tại Bodh Gaya, Ấn Độ.

 

‘Đức Karmapa đời thứ 17 là hóa thân của Sơ tổ sáng lập một dòng truyền thừa lâu đời nhất và đáng tôn kính nhất của Phật giáo Tây Tạng” - Lạt-ma Samdhong Rinpoche nói cách đây vài ngày trước khi diễn ra đại lễ kỷ niệm này.

 

Hóa thân hiện nay, Đức Karmapa đời thứ 17 sống tại Ấn Độ từ khi thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc năm 2000. Ngài được coi là nhân vật kế vị “tự nhiên” của Đức Dalai Lama.

 

Sinh năm 1983, Đức Karmapa hiện nay đã trốn khỏi tu viện Tsurphu, miền Trung Tây Tạng, đến tị nạn tại Ấn Độ sau một hành trình gian nan vất vả vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn bằng đường bộ trong mùa đông rét buốt. Ngài sống tại thành phố Dharamsala từ khi đến Ấn Độ. Ngài được tự do đi lại, nhưng nếu muốn tiếp khách thì phải được sự cho phép chính thức.

 

Đối với Lạt-ma Samdhong Rinpoche, “kỷ niệm 900 năm dòng truyền thừa của Đức Karmapa là rất có ý nghĩa, bởi đây là dịp để tăng cường, củng cố tôn giáo và bản sắc văn hóa Tây Tạng”.

 

Nhân dịp này, Asia News đã có cuộc trao đổi với Lạt-ma Samdhong Rinpoche:

 

 - Thưa ngài, tại sao Chính phủ Ấn Độ kiềm chế Đức Karmapa 17 với những hạn chế nghiêm ngặt như vậy?

 

Là vì Chính phủ Ấn Độ cung ứng an ninh và bảo vệ cho Đức Karmapa, nhất là vì từ năm lên 8 tuổi, Đức Karmapa đã trở thành hóa thân đầu tiên được cả Đức Dalai Lama và Chính phủ Trung Quốc công nhận. Quan trọng hơn, trong thời gian vắng Đức Dalai Lama và Đức Panchen Lama ở Tây Tạng, Trung Quốc muốn dùng Đức Karmapa 17 vào mục đích riêng của họ. Chính vì vậy mà Chính phủ Ấn Độ đã có lòng tốt muốn bảo vệ ngài.

 

- Tại sao Trung Quốc quan ngại Đức Karmapa 17?

 

Trung Quốc xem Phật giáo và văn hóa Phật giáo đồng nghĩa với bản sắc Tây Tạng. Vì vậy, mọi hoạt động tâm linh, sự phát triển, sự thịnh vượng đều làm cho các quan chức Trung Quốc không yên tâm và quan ngại, nhất là Đức Karmapa được Chính phủ Trung Quốc công nhận.

 

- Trọng tâm giáo huấn của Đức Karmapa 17 là gì?

 

Đức Karmapa 17 là đệ tử của Đức Dalai Lama. Trong 10 năm qua, ngài đã tiếp nhận sự giáo huấn của Đức Dalai Lama. Để lời nói luôn đi đôi với việc làm, Đức Karmapa đang đẩy mạnh mối quan tâm chăm sóc bảo vệ môi trường và sự hài hòa tâm linh cùng với việc thuyết giảng khác. Với việc nghỉ hưu đã được loan truyền của Đức Dalai Lama, Đức Karmapa sẽ phải gánh vác thêm nhiều trọng trách nữa. Đức Dalai Lama có thể sẽ thôi lãnh đạo một thời gian, nên chính quyền lưu vong Tây Tạng sẽ đảm nhận việc quản trị. Vấn đề này chẳng liên can gì đến bất kỳ sự thay đổi nào về bộ máy hoạt động.

 

- Đức Karmapa đầu tiên xuất hiện cách đây 900 năm. Khía cạnh quan trọng nhất của đại lễ này là gì?

 

Đại lễ kỷ niệm 900 năm dòng truyền thừa của Đức Karmapa là rất có ý nghĩa, bởi vì đây là dịp để tăng cường, củng cố tôn giáo và bản sắc văn hóa Tây Tạng trong trái tim của mỗi người dân Tây Tạng trên khắp thế giáo. Đại lễ kỷ niệm 900 năm dòng truyền thừa của Đức Karmapa sẽ được tổ chức trọng thể trong 2 ngày 8 và 9-12-2010 tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tổ đình Vạn Thọ (Q.1) với cờ, hoa đầy sắc màu soi bóng bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: Quảng Đạo

[Ảnh] Phật đản về trên các tự viện Q.1 và Q.8

GNO - Lễ đài Phật đản với cờ, hoa, băng-rôn, biểu ngữ đầy sắc màu được các tự viện trên địa bàn Q.1 và Q.8 thiết trí nhằm kính mừng ngày Đản sanh của Đức Phật cũng như tạo nên không khí vui tươi trong suốt thời gian diễn ra sự kiện Phật giáo quan trọng này.

Sắc màu Phật đản đặc trưng ở thiền môn xứ Huế cổ kính - Ảnh: QĐ/BGN

[Ảnh] Phật đản về trên cố đô Huế

GNO - Đón mừng ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ, lễ đài tại Quốc tự Diệu Đế - nơi cử hành lễ Mộc dục trước khi rước Phật đản sanh và lễ đài tại tổ đình Từ Đàm - nơi cử hành Đại lễ Phật đản của GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, các công tác thiết trí đã và đang được hoàn thành một cách chu đáo, tỉ mỉ.

Thông tin hàng ngày