An Giang: Khai mạc Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể kinh lá buông”

Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể kinh lá buông” tại chùa Sà-lôn
Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể kinh lá buông” tại chùa Sà-lôn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể kinh lá buông” vừa chính thức khai mạc tại chùa Sà-lôn (H.Tri Tôn, tỉnh An Giang) vào sáng nay, 11-5.

Đây là hội thảo khoa học đầu tiên về kinh lá buông, do TƯGH phối hợp cùng với Bộ Nội vụ - Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, với mục đích giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng vào sự đa dạng và phong phú văn hóa Việt Nam. Đồng thời, thực hiện các chương trình trọng tâm để hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer đã được đề ra trong Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX.

Chư tôn đức chứng minh, các học giả, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo
Chư tôn đức chứng minh, các học giả, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo

Chứng minh hội thảo có Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Tài, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư, Trưởng ban Tổ chức;

Các vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thạch Sok Xane (kiêm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Trà Vinh), Hòa thượng Đào Như (Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer), Hòa thượng Thích Thiện Thống (kiêm Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang), Hòa thượng Thích Huệ Thông (kiêm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương); chư tôn đức thành viên Văn phòng II TƯGH; Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang, đông đảo chư Tăng Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer.

Về phía chính quyền có Thượng tá Phạm Thanh Tuấn, Phó Trưởng phòng Cục An ninh Nội địa - Bộ Công an; ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Lê Minh Khánh, Vụ Trưởng vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Phú, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh An Giang; lãnh đạo chính quyền các cấp địa phương sở tại; các nhà nghiên cứu và hơn 70 học giả tham dự.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn phát biểu khai mạc
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh, tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể kinh lá buông" là việc làm hết sức ý nghĩa, thiết thực và cấp bách nhằm giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của chư Tăng và Phật tử Khmer để lại. Bên cạnh đó, đây còn là việc làm thể hiện trách nhiệm và bày tỏ lòng thành kính tri ân đối với bậc tiền nhân.

"Mong rằng tại hội thảo hôm nay, chư tôn đức, các học giả nghiên cứu sẽ tập trung thảo luận, đối chiếu luận cứ khoa học, tìm ra dữ liệu mới bổ sung vào điều còn khuyết, tháo gỡ những điểm nghẽn, làm rõ thêm những điều mơ hồ và tìm ra giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy tốt ý nghĩa cũng như giá trị kinh lá buông”, Hòa thượng bày tỏ kỳ vọng tại hội thảo.

Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty tặng kinh lá buông đến Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty tặng kinh lá buông đến Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

Tiếp đó, Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng II TƯ tuyên đọc quyết định tặng Bằng Tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự GHPGVN đến 6 cá nhân đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể kinh lá buông" và Hội nghị đánh giá 19 năm thực hiện công tác hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer.

Cũng tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Thống phát biểu chào mừng, bày tỏ niềm vinh dự khi tỉnh An Giang được chọn làm nơi tổ chức hội thảo về kinh lá buông. Hòa thượng cho biết, kinh lá buông là hệ giá trị văn hóa của Phật giáo Nam tông Khmer, đồng bào Khmer tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tại An Giang nói riêng.

Hòa thượng Thích Thiện Thống phát biểu chào mừng
Hòa thượng Thích Thiện Thống phát biểu chào mừng

“Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang tin tưởng rằng với chủ trương của Đảng, Nhà nước, các nghiên cứu chuyên sâu của các học giả, nhà nghiên cứu về kinh lá buông sẽ làm phong phú thêm về loại hình đặc sắc này trong thời gian tới”, Hòa thượng chia sẻ.

Ông Phan Thanh Định, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM phát biểu khẳng định, hội thảo khoa học về kinh lá buông này là một sự kiện quan trọng của TƯGH đối với công tác hỗ trợ các hoạt động của Hệ phái Nam tông Khmer và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong cả nước.

Ông Phan Thanh Định phát biểu chào mừng
Ông Phan Thanh Định phát biểu chào mừng

Ông cũng tin chắc rằng các tham luận gửi về hội thảo là sự đóng góp quý giá, làm sáng tỏ thêm không chỉ các vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản kinh lá buông, mà còn chỉ ra những giải pháp hữu ích để phát huy giá trị di sản, đồng thời đóng góp vào kho tàng công trình nghiên cứu về sách viết trên lá trên thế giới.

Ban đạo từ chứng minh, Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty bày tỏ kỳ vọng, hội thảo sẽ làm rõ thêm giá trị, giải pháp bảo tồn và phát huy kinh lá buông. Trong đó, chú trọng đến lịch sử hình thành, cách thức chế tác và nghệ thuật khắc chữ; chú trọng đến nội dung phong phú trong kinh lá.

Đạo từ chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty
Đạo từ chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty

Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ cũng nói thêm, việc làm rõ các nội hàm trong kinh lá buông không chỉ để chúng ta có giải pháp bảo tồn và phát huy đơn thuần như những cổ vật khác, mà còn cho chúng ta thấy được những giá trị đích thực về kinh lá buông, thư tịch khoa học, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo có nội dung phong phú, là báu vật chứa đựng nhiều chất xám sáng tạo kiệt xuất của các bậc tiền nhân cũng như những kinh nghiệm sống có giá trị nhân văn mà chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu học tập.

Trong báo cáo đề dẫn của Hòa thượng Danh Lung cũng nói rõ thêm, bối cảnh ra đời, các loại và giá trị sách lá buông của người Khmer là những điểm nghẽn, là nút thắt còn nhiều điều bỏ ngỏ, chưa được phản ảnh đầy đủ, trung thực và khoa học. Hội thảo hôm nay là cần thiết và quan trọng để tháo gỡ những vướng mắc đó, nhằm bảo tồn và phát huy đầy đủ giá trị vốn có của kinh lá buông.

Hòa thượng Danh Lung báo cáo đề dẫn
Hòa thượng Danh Lung báo cáo đề dẫn

Được biết, Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể kinh lá buông” với sự tham gia của gần 100 nhà khoa học đến từ các cơ quan nghiên cứu văn hóa, viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước.

Ban Tổ chức đã nhận được 71 bài tham luận và chia thành 3 nhóm chủ đề: "Bối cảnh lịch sử ra đời và giá trị sách lá buông"; "Giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa sách lá buông" và "Thực trạng và giải pháp bảo tồn giá trị di sản kinh sách lá buông".

Sau khi kết thúc lễ khai mạc, hội thảo có 2 phiên làm việc với chủ đề “Kinh lá buông: Giá trị di sản văn hóa tộc người” và “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản kinh lá buông”.

Trình diễn kỹ thuật viết kinh lá buông
Trình diễn kỹ thuật viết kinh lá buông

Cũng trong khuôn khổ hội thảo sáng nay, Hòa thượng Chau Ty đã trình diễn viết kinh trên lá buông để các khách mời có thể tận mắt chứng kiến kỹ thuật viết loại thư tịch cổ này.

Một số hình ảnh tại hội thảo sáng nay:

Chư Tăng, đại biểu tham dự hội thảo sáng nay, 11-5, tại chùa Sà-lôn
Chư Tăng, đại biểu tham dự hội thảo sáng nay, 11-5, tại chùa Sà-lôn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày