[Ảnh] Thăm lại Bút tích kỳ sơn - Sắc tứ Trùng Khánh tự tại tỉnh Ninh Thuận
Tổ đình Trùng Khánh dựa vào hòn núi nhỏ sừng sững, cheo leo có hình dáng cấu tạo như ngòi bút nên gọi là “Bút tích kỳ sơn”, nhìn từ xa như một bàn tay của Bồ-tát Quán Thế Âm đang che chở - Ảnh: Nguyên Tài/BGN
Quảng cáo
Chia sẻ
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
GNO - Tổ đình Trùng Khánh (TT.Khánh Hải, H.Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) là một ngôi cổ tự có địa thế lưng tựa vào núi Đá Chồng (Trùng Thạch), uốn lượn theo dòng nước đầm Nại, bao bọc bởi cánh đồng lúa xanh tốt, hun đúc khí thiêng sông núi và các thế hệ Tăng lữ tài năng có nhiều đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc.
Theo lịch sử, đầu thế kỷ XIX, Tổ Huệ Khánh từ Phú Yên vào Ninh Thuận truyền đạo, dựng một am nhỏ bên cạnh miếu Khánh Sơn để tu hành đặt tên là Long Khánh tự (còn gọi là chùa Làng) vào năm 1855
Năm 1903, chùa được đổi tên là Trùng Khánh tự. Trong ảnh là chánh điện chùa Trùng Khánh
Năm 1935 (Ất Hợi), chùa được vua Bảo Đại sắc phong Sắc tứ Trùng Khánh tự
Tổ đường tổ đình Trùng Khánh
Hơn 100 năm trải qua các đời trụ trì như: Hòa thượng Phổ Đạt, Hòa thượng Chơn Niệm, Hòa thượng Như Đăng, Hòa thượng Bửu Hiền, Hòa thượng Minh Tâm và hiện nay là Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Pháp
Tổ đình Trùng Khánh là nơi đào tạo Tăng lữ, khai mở nhiều Đại giới đàn, trường hạ, lớp học... hun đúc nhiều Tăng tài đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc
Bảng lịch sử trùng tu tổ đình Trùng Khánh
Bản các giới đàn tại tổ đình Trùng Khánh
Khu vườn tháp chư Tổ
Chùa có nhiều cổ vật có giá trị cao. Trong ảnh là bảng in kinh bằng gỗ lồng mức do thợ địa phương Tri Thủy điêu khắc được lưu giữ đến ngày nay
Trong thời kỳ kháng chiến, vào ban đêm, chùa là nơi các chiến sĩ cách mạng liên lạc, ẩn náu, điểm tiếp nhận và tiếp tế lương thực. Trong ảnh là hai tủ kinh để các chiến sĩ ẩn nấp và để mật thư
Miếu Ông Hổ gắn liền với giai thoại hổ trắng ở tại chùa, hàng ngày nghe kinh kệ, sau chết tại đây. Hòa thượng Chơn Niệm lập miếu thờ hổ, nhân dân hay đến thắp hương cầu nguyện, rất linh thiêng nên gọi là miếu Ông Hổ. Đây cũng là trụ điểm tiếp nhận mật thư của các chiến sĩ cách mạng
Phía trên miếu Ông Hổ là Phúc Long huyệt – hang đá bụng rồng, nơi nghỉ ngơi và ẩn mình của các chiến sĩ cách mạng, tránh kẻ thù truy bắt
Các trụ đá ghi lại tiểu sử tổ đình Trùng Khánh được xây dựng vào năm 2021
Tôn tượng Quán Âm đứng giữa hồ sen trước khuôn viên chùa, được an vị từ năm 1972, đến nay, vẫn còn giữ nguyên, chưa trải qua tu sửa đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử
GNO - Hôm nay, 17-3, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư đã ấn ký Thông báo số 67/TB-HĐTS về tấn phong giáo phẩm tại Hội nghị thường niên Kỳ 5, Khóa IX GHPGVN; thông báo gởi đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố.
GNO - Sáng nay, 17-3 (ngày 18-2-Ất Tỵ), tại tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh cùng chư tôn đức Tăng Ni đồng hương đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn tổ đình và chư lịch đại Tổ sư truyền thừa.
GNO - Sáng 16-3, Đại đức Thích Minh Phước, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Đồng Tháp, trụ trì chùa Long Sơn (ấp Tân Thuận B, xã Tân Phú, H.Thanh Bình, Đồng Tháp) đã tổ chức Lễ đặt đá trùng tu xây dựng ngôi tự viện.
GNO - Niềm tin như một ngọn đuốc soi sáng, dẫn dắt ta trong cuộc sống. Nó có sức mạnh giúp ta vượt qua những thử thách, chông gai, tiếp thêm động lực để tiến về phía trước.
GNO - Sáng 16-3, được sự cho phép của lãnh đạo chính quyền các cấp, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An phối hợp Ban Trị sự GHPGVN H.Cần Đước tổ chức công bố quyết định thành lập, bổ nhiệm trụ trì và Ban Quản trị tịnh thất Dược Sư, xã Tân Trạch, H.Cần Đước.