[Ảnh] Đầu năm chiêm bái ngôi cổ tự trên 300 tuổi tại TP.HCM

Chùa Huê Nghiêm tọa lạc tại P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Chùa Huê Nghiêm tọa lạc tại P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chùa Huê Nghiêm được Tổ Thiệt Thoại (Thụy) Tánh Tường (1681-1757) khai sơn vào năm 1721. Chùa hiện tọa lạc tại P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức, được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Thành phố, là chứng tích cho đời sống tinh thần của những lưu dân trong buổi đầu đi mở cõi.
Ngôi chùa ban đầu chỉ là một am tranh được Tổ khai sơn dựng lên để làm chỗ tu hành, gần một nhánh nhỏ của sông Sài Gòn

Ngôi chùa ban đầu chỉ là một am tranh được Tổ khai sơn dựng lên để làm chỗ tu hành, gần một nhánh nhỏ của sông Sài Gòn

Chùa có tên gọi Huê Nghiêm xuất phát từ việc lấy tên bộ kinh Hoa nghiêm đặt cho tên chùa

Chùa có tên gọi Huê Nghiêm xuất phát từ việc lấy tên bộ kinh Hoa nghiêm đặt cho tên chùa

Chùa Huê Nghiêm do Tổ Thiệt Thoại khai sơn, trực thuộc môn phong của tổ đình Quốc Ân Kim Cang. Tổ không chỉ khai sơn chùa Huê Nghiêm, mà còn khai sơn chùa Long Thọ
Chùa Huê Nghiêm do Tổ Thiệt Thoại khai sơn, trực thuộc môn phong của tổ đình Quốc Ân Kim Cang. Tổ không chỉ khai sơn chùa Huê Nghiêm, mà còn khai sơn chùa Long Thọ
Tổ Thiệt Thoại có các đệ tử như: Tế Giác Quảng Châu, Tế Lý Quảng Đức, Tế Vĩnh Quảng Nhơn… là những thiền sư nổi tiếng trong vùng, có công đem Phật pháp hoằng hóa trong dân chúng, là bậc long tượng thiền môn

Tổ Thiệt Thoại có các đệ tử như: Tế Giác Quảng Châu, Tế Lý Quảng Đức, Tế Vĩnh Quảng Nhơn… là những thiền sư nổi tiếng trong vùng, có công đem Phật pháp hoằng hóa trong dân chúng, là bậc long tượng thiền môn

Sau khi Tổ Thiệt Thoại viên tịch, Tổ Tế Lý kế thế trụ trì chùa Huê Nghiêm

Sau khi Tổ Thiệt Thoại viên tịch, Tổ Tế Lý kế thế trụ trì chùa Huê Nghiêm

Tổ Tế Lý là người có kiến thức và đạo hạnh nên được người trong vùng quy kính. Do chùa lúc bấy giờ nằm ở vùng gần nhánh sông Sài Gòn, vị trí thấp, Tổ có ý dời chùa và được bà Nguyễn Thị Hiên là đệ tử tại gia của Tổ hộ trì, hiến cúng đất để di dời chùa về địa điểm hiện nay, cách chùa cũ khoảng 1 km
Tổ Tế Lý là người có kiến thức và đạo hạnh nên được người trong vùng quy kính. Do chùa lúc bấy giờ nằm ở vùng gần nhánh sông Sài Gòn, vị trí thấp, Tổ có ý dời chùa và được bà Nguyễn Thị Hiên là đệ tử tại gia của Tổ hộ trì, hiến cúng đất để di dời chùa về địa điểm hiện nay, cách chùa cũ khoảng 1 km
Trải qua các đời trụ trì, ngôi cổ tự Huê Nghiêm được trùng tu nhiều lần

Trải qua các đời trụ trì, ngôi cổ tự Huê Nghiêm được trùng tu nhiều lần

Cuối thế kỷ XIX, Tổ Huệ Lưu đứng ra vận động dân làng và nhân dân quanh vùng trùng tu lớn tổ đình
Cuối thế kỷ XIX, Tổ Huệ Lưu đứng ra vận động dân làng và nhân dân quanh vùng trùng tu lớn tổ đình
Những lần trùng tu sau này vào các năm 1960, 1969, 1990, 2003

Những lần trùng tu sau này vào các năm 1960, 1969, 1990, 2003

Do Tổ Thiện Bửu, Tổ Trí Đức, Hòa thượng Trí Quảng, Hòa thượng Trí Độ vận động

Do Tổ Thiện Bửu, Tổ Trí Đức, Hòa thượng Trí Quảng, Hòa thượng Trí Độ vận động

Đến năm 2011, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng (viện chủ) và Thượng tọa Thích Minh Đạo vận động đại trùng tu chánh điện với diện mạo như hôm nay
Đến năm 2011, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng (viện chủ) và Thượng tọa Thích Minh Đạo vận động đại trùng tu chánh điện với diện mạo như hôm nay
Hiện nay chùa còn khu vườn tháp với các ngôi tháp cổ của chư Tổ: Thiệt Thoại, Tế Lý, Liễu Xuân, Huệ Lưu, Thiện Bửu, Trí Đức và tháp của các ngài kế tự, Tăng chúng

Hiện nay chùa còn khu vườn tháp với các ngôi tháp cổ của chư Tổ: Thiệt Thoại, Tế Lý, Liễu Xuân, Huệ Lưu, Thiện Bửu, Trí Đức và tháp của các ngài kế tự, Tăng chúng

Nhà thờ cốt tại chùa Huê Nghiêm
Nhà thờ cốt tại chùa Huê Nghiêm

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Bí mật của tấm gương biết nói

GNO - Khu chợ đồ cũ gần nhà Kai, lúc nào cũng tấp nập như một mê cung chứa đựng những câu chuyện xưa cũ. Nơi đây có những chiếc đèn dầu hoen gỉ nằm im lìm cạnh những con búp bê sứ sứt môi buồn bã, và những chồng sách cũ kỹ tỏa ra mùi giấy mốc đặc trưng như một lời thì thầm của thời gian…
Hành giả an cư bên Hòa thượng Thích Thiện Nghĩa, Hóa chủ trường hạ chùa Tuyền Lâm (TP.HCM)

Mùa an cư với những tu sĩ trẻ

GNO - Trong bối cảnh xã hội hiện đại không ngừng biến động, nơi con người dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi và những xáo trộn nội tâm, an cư kiết hạ không chỉ là truyền thống mà còn là liều thuốc tinh thần quý báu cho chư Tăng Ni, đặc biệt là thế hệ tu sĩ trẻ. 

Thông tin hàng ngày