Áp dụng kỹ thuật in 3D để bảo vệ tượng Phật

GNO - (Wakayama, Nhật Bản) Ham muốn thường mang lại khổ đau, đây là một trong nhưng giáo lý căn bản của Phật giáo- Tứ Diệu đế. Lời dạy đó dường như luôn đúng cho dù cá nhân người đó có bị đau khổ bởi ham muốn hay không.

Các điện thờ ở Nhật Bản đã có từ rất lâu đời nhưng thường bị khách du lịch đánh cắp những bức tượng Đức Phật có giá trị. Chỉ trong vòng hai năm đã có hơn 105 vụ trộm cắp được ghi nhận.

wakayama22.jpg


Một tượng Phật Nhật Bản "sao y" ở điện thờ Seitaiji

Một cách đơn giản nhất để diệt trừ ham muốn là loại bỏ các đối tượng được quan tâm ra khỏi tầm mắt. Đối với các bức tượng, vị quản lý một ngôi chùa ở thành phố Giang Tân đã quyết định thay thế một bức tượng có giá trị đặc biệt bằng một bản sao 3D. Pho tượng gốc được đưa đến Viện Bảo tàng Shimane của Ancient Izumo.

“Tôi không có lựa chọn nào khác nhưng tôi nghĩ mục đích của việc làm này là để bảo vệ pho tượng” - Chisen Inoshita, quản lý ngôi chùa Seitaiji ở thành phố Giang Tân cho biết. “Cho dù tượng Đức Phật này là một bản sao nhưng mọi người có thể đến cầu nguyện”.

Pho tượng được nói ở đây là tượng Phật A Di Đà, có từ triều đại Kamakura (1192-1333). Điện thờ ở thành phố Giang Tân là một trong nhiều thánh địa được để lại và quần chúng nhân dân sử dụng dùng làm nơi tín ngưỡng chung mà không có bất kỳ sự quản lý nào của các tu sĩ Phật giáo. Đây là điểm mấu chốt khiến những người thích giữ một vật kỷ niệm cho chuyến viếng thăm của mình hơn là ý thức bảo tồn giá trị tâm linh sẽ thực hiện việc lấy cắp.

Học sinh của Trường Trung học Kỹ thuật Wakayama đã đến giúp bằng cách sử dụng một máy quét 3D để tạo ra một bản sao kỹ thuật số trước khi in ra một bức tượng bản sao và đặt lên nơi thờ phụng. Bản sao mang đầy đủ màu sắc của bản gốc và hầu hết du khách sẽ không bao giờ nhận thấy sự khác biệt này. Bằng cách này, một bản sao khác nữa sẽ được thay thế nếu bản sao này tiếp tục bị đánh cắp.

Tạo bản in 3D pho tượng gốc đã mang đến nhiều lợi ích khác. Viện bảo tàng cũng có sẵn một bản sao để du khách khiếm thị có thể chạm vào. Điều này mang lại cho họ một sự kết nối tâm linh gần hơn. Các dự án khác tại Nhật Bản đã sử dụng kỹ thuật in 3D tương tự như vậy để hỗ trợ người khiếm thị.

 Hoàng Thị Lành
(T
heo John Newman)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày