Bạc Liêu: HT.Thích Hoằng Quang viên tịch

GNO - Hôm nay, 19-9, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐCM, HĐTS GHPGVN; BTS GHPGVN tỉnh Bạc Liêu, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin Hòa thượng Thích Hoằng Quang viên tịch.

HT-Hoang-Quang.jpg

Chân dung HT.Thích Hoằng Quang

Theo cáo phó, HT.Thích Hoằng Quang, Thành viên HĐCM; Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Bạc Liêu; Nguyên Trưởng BTS Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Minh Hải; Nguyên Trưởng BTS Lâm thời Phật giáo tỉnh Bạc Liêu; Nguyên đại biểu HĐND tỉnh Minh Hải khóa V; Nguyên Ủy viên MTTQVN tỉnh Minh Hải; Trụ trì Vĩnh An cổ tự (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu).

Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 22giờ 55 phút, ngày 18-9-2019 (nhằm ngày 20-8-Kỷ Hợi), tại Vĩnh An cổ tự, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

Trụ thế: 70 năm. Hạ lạp: 44 năm.

Lễ nhập quan chính thức cử hành vào lúc 13giờ, ngày 19-9-2019 (nhằm ngày 21-8-Kỷ Hợi). Kim quan Hòa thượng được tôn trí tại Vĩnh An cổ tự.

Lễ viếng bắt đầu vào lúc 16giờ, ngày 19 đến hết ngày 22-9-2019 (từ ngày 21 đến hết ngày 24-8-Kỷ Hợi).

Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 8giờ 30, ngày 23-9-2019 (nhằm ngày 25-8-Kỷ Hợi), sau đó cung tống kim quan Hòa thượng nhập bảo tháp trong khuôn viên Vĩnh An cổ tự, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày