Bắc Ninh: Tưng bừng Đại lễ Phật đản tại chùa Phật Tích

Ngày 10-5, tại chùa Phật Tích - Tiên Du - Bắc Ninh, Đại lễ Kính mừng Phật đản nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2011 đã diễn ra, thu hút hàng nghìn người dân, Phật tử đến tham dự.

Tưng bừng Đại lễ Phật đản

Đại lễ Kính mừng Phật đản 2011 đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Tham dự buổi khai mạc Đại lễ Phật đản 2011 tại chùa Phật Tích có sự góp mặt của nhiều vị cao tăng, khách quý đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Trung tướng Tô Lâm - Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Đại đức Thích Đức Thiện - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Phật Tích; Giáo sư Sử học Lê Văn Lan… cùng hàng nghìn Phật tử và nhân dân quan tâm tham dự.

Bắc Ninh: Tưng bừng Đại lễ Phật đản tại chùa Phật Tích ảnh 1

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Đại đức Thích Đức Thiện - trụ trì chùa Phật Tích khẳng định: “Mùa Phật đản năm nay, các Tăng Ni và đồng bào Phật tử tự hào về truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, thi đua làm nhiều Phật sự ích đời lợi đạo chào mừng 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hướng tới Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII và 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước”.

Buổi khai mạc Đại lễ Phật đản 2011 được bắt đầu bằng nghi lễ niệm Phật cầu gia hộ. Những nghi lễ Phật đản truyền thống được thực hiện một cách trang trọng tại buổi lễ. Đặc biệt, nghi lễ “Tắm Phật” được các vị Đại lão Hòa thượng kính cẩn thực hiện cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.

Bắc Ninh: Tưng bừng Đại lễ Phật đản tại chùa Phật Tích ảnh 2

Một vài hình ảnh Lễ tắm Phật:

ldong11382x922jpg-014127.jpg

ldong21382x922jpg-014137.jpg\ldong51382x922jpg-014230.jpg

ldong61382x922jpg-014241.jpg

ldong71382x922jpg-014252.jpg

Ngay sau đó, nhiều vị cao tăng có mặt trong buổi khai mạc Đại lễ Phật đản 2011 đã có những bài phát biểu về ý nghĩa của Đại lễ Phật đản với Phật giáo, kêu gọi các Tăng Ni, Phật tử cùng nhân dân luôn hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp của Phật giáo, đồng thời khẳng định sự đồng hành bền chặt của Phật giáo với dân tộc Việt Nam trên mỗi chặng đường lịch sử.

“Chùa Phật Tích” – Những giá trị văn hoá từ Phật giáo

Cũng trong khuôn khổ Lễ khai mạc Đại lễ Phật đản năm nay, tại chùa Phật Tích cũng đã diễn ra buổi hội thảo thú vị về “Phật Tích trong tiến trình lịch sử” nhằm đánh giá lại những giá trị văn hoá và tinh thần vô giá của chùa Phật Tích trong đời sống tâm linh nói riêng và đời sống tinh thần nói chung của nhân dân. Buổi hội thảo do Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Phật học và Trường Đại học Mỹ thuật VN phối hợp với chùa Phật Tích tổ chức.

Bắc Ninh: Tưng bừng Đại lễ Phật đản tại chùa Phật Tích ảnh 8

Buổi hội thảo đã nhận được rất nhiều tham luận, những công trình nghiên cứu về chùa Phật Tích cũng như về Phật học của các giáo sư, tiến sĩ và nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành khác.

PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo nói: “Nghiên cứu Phật sử thấy hiếm có một danh lam cổ tự nào ẩn tàng nhiều giá trị như Phật Tích - Vạn Phúc tự. Sử liệu ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư, trong bi ký và trong nhiều tác phẩm thời cận đại và hiện đại. Đã có những bài nghiên cứu đề cập đến những vấn đề khác nhau của Phật Tích, dù nhiều mô hình nhưng vẫn chưa đủ. Và hội thảo này là một dịp để cùng tìm hiểu, đánh giá và nâng cao giá trị lịch sử cũng như văn hoá của chùa Phật Tích”.

Đại Phật tượng được dựng mô phỏng nguyên mẫu tượng thời nhà Lý tại Chùa Phật Tích

Đại Phật tượng được dựng mô phỏng nguyên mẫu
tượng thời nhà Lý tại chùa Phật Tích

Còn theo Giáo sư Sử học Lê Văn Lan trình bày trong bản tham luận của mình thì “đã từng có đến - ít nhất - là bốn lớp văn hoá đã xuất hiện, tồn tại và để dấu tích lại, tại nơi đang được gọi là chùa Phật Tích bây giờ, đó là lớp văn hoá phi và tiền Phật giáo; lớp văn hoá thứ hai mang đầy màu sắc của “đạo thần tiên”; lớp văn hoá thứ ba là văn hoá Phật giáo và lớp văn hoá Nho giáo và Nho học (đời Trần). Và trong mỗi lớp văn hoá lại được chia nhỏ thành nhiều lớp văn hoá mang những đặc tính khác nhau”.

Cũng trong bản tham luận của mình, Giáo sư Lê Văn Lan đã đặt ra nhiều câu hỏi về tự danh, đến các thuật ngữ, các giá trị vật thể và công trình kiến trúc tại địa danh này, từ đó đưa ra nhiều câu trả lời về giá trị văn hoá và tinh thần của chúng…

Nhìn chung, toàn bộ “Hội thảo Phật Tích trong tiến trình lịch sử” chủ yếu đi vào thảo luận, nghiên cứu và thông tin thêm về các khía cạnh như nghiên cứu về lịch đại của chùa với tên gọi, tiến trình, quy mô xây dựng, trùng tu qua các thời kỳ lịch sử; đi sâu vào phân tích và chỉ ra những giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo độc nhất vô nhị tồn tại ở Phật Tích như bức chạm Hộ Pháp, chân tàng đá hoa sen chạm dàn nhạc, hàng tượng hình thú, pho tượng đá lớn nhất, có niên đại sớm nhất thời Lý…; Khẳng định những giá trị văn hoá của Phật Tích là những di sản vô cùng phong phú; đồng thời khẳng định vai trò của các thiền sư cũng như của chùa Phật Tích đối với Phật giáo Việt Nam, đó còn là sự kết hợp Thiền - Tịnh song tu phổ biến của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Phật Tích là một “đại danh lam” được xây dựng vào khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ X và quy mô hoàn chỉnh vào năm 1057. Chùa cổ toạ lạc ở miền đất cổ - núi Lạn Kha (Non Tiên) gắn với những sự tích đẫm chất Đạo giáo. Đó là tích vị tiều phu Vương Chất gặp tiên, là huyền tích Từ Thức gặp Tiên và tích Phật A-di-đà xuất hiện với sự kiện năm 1066 đời vua Lý Thánh Tông chùa được xây dựng quy mô lớn. Từ tích Phật mà khai sinh ra tên thôn, tên núi, tên chùa là Phật Tích dù chùa được vua thời Lê trung hưng cho mở mang năm 1686 và đặt tên là Vạn Phúc tự.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày