Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Chớ hoang mang dù nhiều người tiêm vắc-xin AstraZeneca vẫn mắc Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều người ở TP.HCM tuy đã tiêm vắc xin AstraZeneca nhưng vẫn nhiễm bệnh. Điều này khiến không ít người lăn tăn về tiêm vắc-xin Covid-19, thậm chí có người nói việc này không hiệu quả.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về dịch tễ học tại TP.HCM - Ảnh: Duyên Phan

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về dịch tễ học tại TP.HCM - Ảnh: Duyên Phan

Từ cán bộ công an quận Tân Phú đến nữ điều dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 1 hay mới đây là 53 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đều đã tiêm vắc-xin của AstraZeneca ngừa Covid-19 đủ 2 mũi nhưng vẫn nhiễm bệnh. Đặc biệt, cán bộ công an quận Tân Phú (bệnh nhân 8944) còn nguy kịch. Điều này khiến không ít người dân cảm thấy hoang mang về việc tiêm vắc xin Covid-19.

Nhiều người đã đặt câu hỏi về điều này và được không ít chuyên gia lý giải vì sao tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mà vẫn mắc bệnh.

Một số chuyên gia đã khẳng định, không một vắc-xin nào trên thế giới có thể bảo vệ 100%, nhưng tiêm vắc xin chắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng.

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia về dịch tễ học tại TP.HCM cho rằng, hiện nay có một bộ phận anti vắc-xin (tẩy chay vắc xin) đang lợi dụng những trường hợp tiêm vắc xin Covid-19 vẫn mắc bệnh để tuyên truyền, kêu gọi người dân không tiêm vắc-xin này. Đây là điều vô cùng nguy hiểm khiến cho dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và nền kinh tế của đất nước.

Theo bác sĩ Khanh, không có vắc-xin nào có tỷ lệ bảo vệ 100 % từ khi con người sản xuất được vắc-xin. “Vậy tại sao chúng ta phải lăn tăn chuyện tiêm vắc xin Covid-19 khi nghe nhân viên y tế tiêm ngừa rồi vẫn mắc bệnh”, bác sĩ Khanh nói.

Tất cả các loại vắc-xin luôn luôn có một tỷ lệ tiêm rồi vẫn mắc bệnh và vắc-xin Covid-19 cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

“Chúng ta sẽ nghe chuyện này hoài, cũng như đã đang và sẽ nghe những nước tỷ lệ tiêm ngừa cao vẫn còn ca mắc bệnh. Điều này là cái phao mà nhóm anti vắc-xin sẽ thổi phồng lên và bàn tùm lum. Chúng ta cần bình tĩnh nghe giải thích", bác sĩ Khanh cảnh báo.

Theo bác sĩ Khanh, có 4 lý do phải tiêm xin ngừa Covid-19 trong hình hình dịch bệnh hiện nay.

Trong đó, lý do đầu tiên là người tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 có thể sẽ không mắc bệnh nhưng không thể đạt 100 %.

Lý do thứ 2 là nếu mắc bệnh thì chúng ta không thể dễ dàng lây cho người khác và khó bị người khác lây, chưa thể đạt được nếu tỷ lệ tiêm phòng còn thấp.

Lý do thứ 3 phải tiêm vắc-xin Covid-19 là để không mắc bệnh nặng, không tử vong. Đây là công dụng hiệu quả nhất hiện nay của tiêm vắc-xin Covid-19.

“Nếu một loại bệnh không có người bệnh nặng, không có người nào tử vong thì chẳng ai thèm nghiên cứu, tìm hiểu làm gì. Nếu bệnh nhân Covid-19 không nặng, không tử vong thì chẳng ai đem ra bàn suốt 2 năm qua”, bác sĩ Khanh lý giải.

Lý do cuối cùng phải tiêm vắc-xin Covid-19 là để làm giảm các ca bệnh cũng như tử vong, người dân không nên hoang mang, gây ảnh hưởng đến phát triển giao thương.

“Vắc-xin Covid-19 là cơ hội duy nhất để giải quyết những vấn đề trên, là cơ hội duy nhất cho bản thân mỗi người, gia đình và đồng nghiệp. Chỉ có vắc-xin mới cho phép chúng ta bỏ dần các K trong 5K và trở lại cuộc sống bình thường. Điều này là ước mơ của mọi người và đã được chứng minh ở nhiều nước có độ phủ tiêm chủng cao”, bác sĩ Khanh khẳng định.

Bên cạnh đó, bác sĩ Khanh khuyên người dân hãy bình tĩnh, bỏ ngoài tai những tuyên truyền của nhóm anti vắc-xin, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày