Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư tổ chức tọa đàm khoa học về giáo dục, đào tạo đại học và sau đại học

Chụp ảnh lưu niệm nhân dịp tọa đàm ở Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội
Chụp ảnh lưu niệm nhân dịp tọa đàm ở Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 2-12, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Giáo dục - đào tạo Đại học và Sau Đại học Phật giáo - Nhận diện và phát triển”, diễn ra trong ngày 2, 3-12.
Chư tôn đức tham dự

Chư tôn đức tham dự

Hiện diện có nhị vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng TS. Đào Như (kiêm Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer); Hòa thượng TS. Thích Thanh Quyết (kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo T.Ư, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội); Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I T.Ư; cùng chư tôn đức Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư; đại diện Hội đồng Điều hành 4 Học viện Phật giáo trong cả nước…

Tham dự còn có PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội; GS.TS Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam); TS. Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ); GS. Lương Gia Tĩnh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội…

Hòa thượng Thích Thanh Quyết phát biểu tại tọa đàm

Hòa thượng Thích Thanh Quyết phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thanh Quyết nhấn mạnh về quá trình khởi nguồn và phát triển của giáo dục Phật giáo ở cấp đại học và sau đại học tại Việt Nam; một số thành tựu và hạn chế trong giáo dục Phật giáo.

Thượng tọa Thích Viên Trí, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư đọc đề dẫn tọa đàm, nêu một số nhóm vấn đề chính cần thảo luận, xin ý kiến của chư tôn đức và các nhà nghiên cứu: Xây dựng mục tiêu, mục đích đào tạo giáo dục Phật học là Giới - Định - Tuệ trong cuộc sống hiện nay; thống nhất lại hệ thống môn học, tín chỉ, học phần khối lượng môn học thời lượng nội dung nội và ngoại điển; đi đến thống nhất tiến trình trong việc trao đổi liên kết giữa các học viện; mở hướng giáo dục Phật học các cấp tiến sĩ, thạc sĩ cho tu sĩ và cư sĩ Phật tử.

Thượng tọa Thích Viên Trí, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư đọc đề dẫn tọa đàm

Thượng tọa Thích Viên Trí, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư đọc đề dẫn tọa đàm

Tiếp đó, tọa đàm phát biểu tham luận của: Thượng tọa TS. Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; Thượng tọa TS. Thích Nguyên Đạt, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Thừa Thiên Huế; GS. Lương Gia Tĩnh, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội; Hòa thượng TS. Danh Lung, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; Hòa thượng TS. Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học VN; TS. Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ); PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội; Thượng tọa Thích Đồng Thành, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Thừa Thiên Huế… Các tham luận làm rõ thực trạng khung chương trình đào tạo hệ Đại học và Sau Đại học Phật giáo hiện nay, nhằm đi tới chuẩn khung chương trình chung áp dụng cho hệ thống giáo dục Phật giáo cấp Đại học trong toàn quốc.

GS. Lê Mạnh Thát phát biểu tại tọa đàm

GS. Lê Mạnh Thát phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, GS. Lê Mạnh Thát chia sẻ: “Phật giáo luôn gắn liền với dân tộc. Giá trị của giáo dục Phật giáo phải đồng hành cùng dân tộc. Trong quá khứ, có những giai đoạn, thời kỳ giáo dục Phật giáo trực tiếp tham gia vào công cuộc xây dựng, chuyển hóa giá trị giáo lý tốt đẹp, có khoảng thời gian dài phải vật lộn đấu tranh với quá trình xâm lược của các quốc gia thù địch nên nền giáo dục Phật giáo bị mai một, bị đứt đoạn trong tiến trình lịch sử Phật giáo. Nhận định điều đó, Giáo dục Phật giáo đã chuyển hệ thống giáo dục từ nhà chùa vào nhà trường, từ nhà chùa vào nhà nước, cần phải hội nhập vào xã hội, nhà nước quốc dân rồi hướng tới Quốc tế”.

Quang cảnh tọa đàm khoa học "Giáo dục - đào tạo Đại học và Sau Đại học Phật giáo - Nhận diện và phát triển”

Quang cảnh tọa đàm khoa học "Giáo dục - đào tạo Đại học và Sau Đại học Phật giáo - Nhận diện và phát triển”

Phát biểu đúc kết phiên tọa đàm thứ nhất, Hòa thượng Thích Thanh Quyết ghi nhận các ý kiến phát biểu của chư tôn đức và khẳng định các ý kiến đóng góp hôm nay sẽ là nền tảng để điều chỉnh một số nội dung trong công tác giáo dục Phật giáo hướng đến sự hoàn thiện, thống nhất và chất lượng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày