Ban Văn hoá Phật giáo TP.HCM khai mạc lễ hội “Phố ông đồ” tại Việt Nam Quốc Tự

Cắt băng khai mạc - Ảnh: Bảo Toàn
Cắt băng khai mạc - Ảnh: Bảo Toàn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 7-2, “Phố ông đồ” đã chính thức được khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM).

Tham dự lễ khai mạc có Thượng toạ Thích Thiện Quý, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Đại đức Thích Trung Nguyện, Phó Thư ký Ban Trị sự Phật giáo Thành phố.

Về phía Ban Văn hoá, có sự hiện diện của Thượng toạ Thích Đạt Đức, Phó Trưởng ban Thường trực; Thượng toạ Thích Giác Trí, Phó Trưởng ban; Đại đức Chí Giác Thông, Phó ban kiêm Chánh Thư ký...

Thượng tọa Thích Đạt Đức phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

Thượng tọa Thích Đạt Đức phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

Nằm trong kế hoạch hoạt động Phật sự của Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM năm 2021 và được sự cho phép của Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM, Ban Văn hóa tổ chức lễ hội Phố ông đồ với chủ đề “Xuân bình an", tái hiện không gian đón xuân, tặng chữ bằng thư pháp Việt của các ông đồ xưa - cũng là cách để giữ gìn nét văn hóa truyền thống dân tộc.

Tham gia Phố ông đồ gồm những nhà thư pháp có uy tín, chuyên nghiệp nhiều năm tham gia Phố ông đồ tại chùa Phổ Quang, Nhà Văn hóa Thanh niên và đã từng dự các hội xuân truyền thống tại TP.HCM. Ban Tổ chức đã bố trí 14 gian hàng để các ông đồ cho chữ và trang trí những bức tranh thư pháp Việt.

Chương trình lễ hội được tổ chức từ ngày 7-2 đến ngày 26-2 (nhằm ngày 26 tháng Chạp đến hết ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu), mở cửa từ 8 giờ sáng đến 21 giờ mỗi ngày.

Thượng tọa Thích Thiện Quý phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

Thượng tọa Thích Thiện Quý phát biểu - Ảnh: Bảo Toàn

“Vì dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp, nên tất cả mọi người tham dự lễ hội đều phải mang khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn”, Ban Tổ chức đề nghị.

Các ông đồ viết những câu thơ, lời chúc, câu đối Tết,... bằng thư pháp chữ Việt trên chất liệu giấy dó, gỗ, lụa, laminate, đá. Ban Tổ chức cũng khuyến khích các ông đồ mặc trang phục áo dài the, khăn đóng khi ngồi cho chữ, nhằm thể hiện nét văn hóa đặc trưng của Phố ông đồ và sự tôn nghiêm trong cửa thiền.

Thư pháp “vạn niên truyền" là yếu tố mặc nhiên đồng hành với sự ra đời và phát triển của chữ viết, thư pháp trong hàm nghĩa là phương pháp viết chữ đẹp đã truyền tài được không ít yếu tố tích cực góp phần gìn giữ nét tinh túy của nền văn hóa truyền thống, dung hợp yếu tổ hiện đại, tạo nên cầu nối quan trọng trong quả trình bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc.

Đại đức Chí Giác Thông
Đại đức Chí Giác Thông
Đại đức Thích Trung Nguyện tặng hoa của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM chúc mừng
Đại đức Thích Trung Nguyện tặng hoa của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM chúc mừng
Quang cảnh lễ khai mạc
Quang cảnh lễ khai mạc
Chư Tăng Ni tham dự
Chư Tăng Ni tham dự
Thưởng lãm các không gian thư pháp - Ảnh: Bảo Toàn

Thưởng lãm các không gian thư pháp - Ảnh: Bảo Toàn

Đại đức Thích Tâm Hoa phát biểu

Đại đức Thích Tâm Hoa phát biểu

Góc trưng bày

Góc trưng bày

Không gian thư pháp

Không gian thư pháp

Ảnh: Bảo Toàn

Ảnh: Bảo Toàn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày