Bắt đầu đúc 1.000 con rồng bằng đồng vàng nguyên chất

Vào lúc 7g sáng nay (5/3), dưới sự chủ trì của Đại đức Thích Minh Hiền, Phó ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lễ khởi công đúc những sản phẩm Rồng đầu tiên đã diễn ra tại xưởng sản xuất của Công ty Cổ phần Mỹ Nghệ Đông Sơn (Xuân Phương, Từ Liêm – Hà Nội).

Rồng được thiết kế nguyên mẫu thời Lý với đặc trưng gấp khúc nhiều lần, thân Rồng mảnh mai nhưng thanh thoát và đầy khí phách. Đặc biệt, 1.000 Rồng thời Lý được đúc bằng đồng vàng nguyên chất, có gắn đá quý và được thực hiện với những nghi thức linh thiêng.
Sau khi hoàn thiện sẽ được đánh số từ 1 đến 1.000 biểu trưng cho 1.000 năm Thăng Long. Đặc biệt, mỗi sản phẩm sẽ có giấy chứng nhận xuất xứ riêng cho từng cá thể nhằm khẳng định yếu tố quý giá và đặc biệt của sản phẩm (mẫu sản phẩm đã được đăng ký bản quyền để đảm bảo sản phẩm là độc bản).

1.000 Rồng thời Lý hội tụ đủ yếu tố lịch sử, văn hóa Việt, mỹ nghệ cao cấp và đặc biệt là sản phẩm mang yếu tố tâm linh như một lời chúc phúc cho người sở hữu (mong người sở hữu sẽ như con rồng trong lĩnh vực hoạt động của mình).

Theo "cha đẻ" Lê Diệu Hương, Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ Nghệ Đông Sơn, việc đúc 1.000 con rồng là tâm nguyện của những nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ giỏi, với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé, thiết thực vào sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

Theo ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ VHTT& Du lịch, việc đúc rồng sẽ giới thiệu tới bạn bè du khách quốc tế và nhân dân cả nước tinh hoa làng nghề truyền thống Hà Nội.

Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động được xã hội hóa từ nguồn vốn ngoài ngân sách, góp phần làm phong phú thêm các hoạt động hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Đề án được UBND TP Hà Nội chấp thuận. Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Công ty Cổ phần Mỹ Nghệ Đông Sơn tiến hành đúc 1.000 sản phẩm Rồng thời Lý (có gắn đá quý) làm kỷ niệm biểu trưng cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Toàn bộ sản phẩm Rồng, sau khi hoàn thiện sẽ được bán dưới nhiều hình thức: đấu giá qua cầu truyền hình trực tiếp, qua mạng internet. Ban tổ chức dự kiến sẽ sử dụng một phần trong số tiền thu được để làm nền tảng cho quỹ “Vì văn hóa Hà Nội”.

Làm lễ tụng kinh trước khi đúc Rồng (ảnh CTV)
Làm lễ tụng kinh trước khi đúc Rồng (ảnh CTV)
Bấm nút khởi công việc đúc Rồng (ảnh CTV)
Bấm nút khởi công việc đúc Rồng (ảnh  CTV) 
Đổ khuôn
 Đổ khuôn
Bắt đầu đúc 1.000 con rồng bằng đồng vàng nguyên chất ảnh 4
Rồng hoàn thiện sau khi đúc...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày