Bát nháo "chợ mê tín"

Nhiều người ví von rằng, đoạn đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, từ cầu Công Lý đến nhà tang lễ của chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP.HCM) là đoạn đường của một cái "chợ của sự mê tín".

Dẹp cứ dẹp, mọc cứ mọc

Sách mê tín dị đoan tràn xuống mặt đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ảnh: Lê Hồng Thái
Sách mê tín dị đoan tràn xuống mặt đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ảnh: Lê Hồng Thái

Theo chị Trần Thị Hạnh, nhà ở trong con hẻm phía sau chùa Vĩnh Nghiêm (phường 7, Q.3), kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, cứ đến độ khoảng rằm tháng 10 hàng năm,trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm lại xuất hiện đội quân chuyên mua bán các loại sách mê tín dị đoan. Ban đầu chỉ có vài ba người, càng về sau lực lượng “buôn thần, bán thánh” này phát triển càng mạnh và dần biến nơi đây thành cái chợ mê tín lúc nào không hay.

Cũng theo chị Hạnh, trước đây những người bán các loại sách mê tín dị đoan còn lén lút, len lỏi trong dòng khách thập phương đến viếng chùa để gạ gẫm mua bán. Bây giờ hình như họ không biết sợ là gì nữa.

Theo ghi nhận của chúng tôi, sáng ngày 10.2, đoạn đường trên thực sự biến thành cái chợ mê tín, với hơn 30 chục “tiểu thương”. Các loại sách mê tín dị đoan ở đây được người bán rao bán như là họ đang bán mớ rau, mớ cá ngoài chợ.

Qua tìm hiểu, không riêng gì người dân mà ngay cả nhà chùa cũng bức xúc và cũng đã từng nhắc nhở nhiều trường hợp cố tình vào sâu trong sân chùa để bán các loại sách mê tín. Thế nhưng, càng về sau lực lượng bán sách càng ngang ngược, bất chấp sự nhắc nhở của nhà chùa. “Mong chính quyền địa phương sớm có biện pháp xử lý để trong mùa xuân này, phật tử và khách thập phương đến viếng chùa thoát khỏi cảnh bị chèo kéo bởi những người bán sách mê tín dị đoan”, một Thượng tọa ở chùa Vĩnh Nghiêm nói.

Hơn mười năm qua cũng là thời gian chính quyền địa phương quận 3 ra sức dẹp bỏ. Theo đó, đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm lần công an, các lực lượng chức năng phường 7, quận 3 ra quân xử lý. Thế nhưng gần như lần nào cũng vậy, cứ y như rằng hôm trước bắt xử phạt thì vài hôm sau người bán lại tiếp tục nghề cũ. Do đó, hơn mười năm qua gần như cái chợ mê tín này trở nên bất trị.

Du khách... “choáng”!

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi (đây là trục đường đươc mệnh danh là đường “ngoại giao”), nối sân bay quốc tết Tân Sơn Nhất với trung tâm thành phố được văn minh hơn, hiện đại hơn trong mắt du khách, chính quyền thành phố đã bỏ ra hơn 850 tỉ đồng để mở rộng, nâng cấp. Và rồi sau hơn bốn năm thi công, ngày 7.2 vừa qua con đường “ngoại giao” gồm sáu làn xe thẳng tắp đã chính thức khánh thành. Tại buổi lễ khánh thành, phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài đã từng khẳng định, đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa sau khi mở rộng sẽ cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông ở cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất, tạo ấn tượng đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

Theo anh Lê Thanh Dưỡng, hướng dẫn viên du lịch, mấy ngày qua nhờ con đường “ngoại giao” được mở rộng, lô cốt cũng không còn nên rất nhiều du khách thật sự hài lòng mỗi khi đi từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố và ngược lại. Tuy nhiên chính vì đường đẹp, thông thoáng nên nhiều du khách muốn ghé chùa Vĩnh Nghiêm để chụp vài tấm ảnh làm kỷ niệm (đây là ngôi chùa được đông đảo du khách mong muốn ghé thăm khi đến TP.HCM). Và tại đây, nhiều hướng dẫn viên du lịch đã phải ê mặt với du khách vì cách hành xử của đội những “tiểu thương” của ngôi chợ mê tín kể trên.

Cũng theo anh Dưỡng, cách đây hai ngày, anh đến sân bay Tân Sơn Nhất đón ba người khách Nhật về một khách sạn trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1), trên đường đi hai trong ba vị khách yêu cầu ghé qua chùa Vĩnh Nghiêm. Khi xe vừa qua cầu Công Lý, chạy chậm để vào chùa thì bất ngờ có hai phụ nữ chạy theo vào sân chùa, tiến tới nắm tay du khách gạ mua sách mê tín được viết bằng tiếng Hoa. Không hiểu ất giáp gì mà tự nhiên có người níu tay,níu áo mình nên ông khách hoảng hồn chui vào xe và không hẹn ngày trở lại.

Tồn tại “chình ình” ở trung tâm trục đường “ngoại giao”, hoạt động bát nháo của "chợ mê tín" ít nhiều ảnh hưởng đến du khách, khách viếng chùa trong những ngày tết. "Chợ" được họp trên cầu, xuống đường, trước chùa... rồi người bán thi nhau chèo kéo khách qua đường, bất kể là khách tây hay khách ta là hình ảnh vô cùng phản cảm, làm xấu thêm bộ mặt thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hơn 100 em thanh thiếu niên tham gia khóa tu "Tuổi trẻ" lần thứ I tại chùa Long Phước

Chùa Long Phước (TP.Bạc Liêu) khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I

GNO - Sáng 15-12, chùa Long Phước (P.5, TP.Bạc Liêu) tổ chức khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Giác Nghi, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Long Phước; chư tôn đức giáo thọ sư, Phật tử và hơn 100 thanh thiếu niên tham dự khóa tu.

Thông tin hàng ngày