Bù Đăng: Đồng bào S'tiêng dự lễ Phật đản

GNO - Sáng nay, 15-5, tại chùa Đức Bổn A Lan Nhã (xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), BTS GHPGVN huyện tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2558.

bu dang (1).jpg


Cung thỉnh chư tôn đức quang lâm buổi lễ

HT.Thích Nhuận Thanh, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh cùng chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, lãnh đạo tỉnh, huyện và đông đảo đồng bào Phật tử dân tộc S’tiêng về tham dự.

Tại buổi lễ, HT.Thích Nhuận Thanh tuyên đọc thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN.

TT.Thích Giác Trí, Phó BTS GHPGVN tỉnh đọc diễn văn Đại lễ Phật đản PL.2558 của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN. Đại diện UBMTTQVN huyện cũng phát biểu chúc mừng Đại lễ Phật đản, đồng thời gửi tặng nhiều lẵng hoa chúc mừng tới buổi lễ.

Chư tôn đức, đại diện chính quyền đã niêm hương bạch Phật, cử hành nghi lễ rước Đản sanh với nghi thức tụng kinh Khánh đản, thả chim bồ câu, bong bóng cầu hòa bình, nguyện cho chúng sinh an lạc.

Cuối cùng toàn thể chư tôn đức và đồng bào Phật tử thành kính cử hành nghi thức tắm Phật.

bu dang (2).jpg

bu dang (4).jpg
Chư tôn đức Tăng Ni và chính quyền các cấp tham dự buổi lễ

bu dang (12).jpg
HT.Thích Nhuận Thanh và chư tôn đức dâng hương cúng dường Đức Phật đản sinh

bu dang (13).jpg
Thả chim bồ câu và bóng bay cầu nguyện hòa bình

bu dang (16).jpg
Phật tử đồng bào S'tiêng thành kính tắm Phật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày