Bức tượng Phật hoa kỷ lục được thực hiện tại chùa Linh Phước
Và niềm vui được nhân lên gấp bội khi hàng ngàn người gồm chư Tôn đức Tăng, Ni, quí Phật tử, bà con nhân dân, quí vị khách quí và đại diện các ban nghành đoàn thể đã hội tụ về chùa Linh Phước – F.11 - TP.Đà Lạt, long trọng làm lễ khánh thành bảo tượng Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát bằng hoa bất tử lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam. Bảo tượng cao 15,7m, nặng trên 3 tấn được thực hiện trong thời gian 45 ngày cùng với 30 nghệ nhân, 600 Phật tử và 2 tấn hoa bất tử với khoảng 600.000 đóa. Bức tượng được tôn trí trước tháp chuông 7 tầng cao nhất Việt Nam trong khuôn viên chùa Linh Phước. Công trình được thực hiện từ ý tưởng của Thượng tọa Trú trì Thích Tâm Vị với niềm mong muốn Phật pháp trường tồn, quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tâm nguyện này đã được đệ tử của Thượng tọa là ông Ngô Thanh Long - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty KDC tài trợ với kinh phí trên 250 triệu đồng - công trình đã được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam vào ngày 4-1-2010.
Từ xa xưa, hoa đã được dùng để truyển tải những sứ điệp của tâm hồn. Phải chăng xuất phát từ ý nghĩa chân thực này mà khi Thái Tử Đất Đạt Đa giáng sinh đại địa chấn động chư Thiên mưa hoa báu rải xuống cúng dường? Kể từ khoảnh khắc đó hoa đã có mặt trong các nghi lễ tại các chùa chiền. Theo thời gian, dưới con mắt thẩm mỹ của loài người hoa không chỉ có mặt trong đời sống tôn giáo mà nó còn thể hiện trong mọi mặt của đời sống nhân loại và người ta đã nâng nó lên thành hẳn trào lưu nghệ thuật – nghệ thuật cắm hoa. Không phải ngẫu nhiên mà hoa dưới con mắt thẩm mỹ của nhà Phật là hiện thân của Bồ Tát làm đẹp cho đời; nếu chịu khó quan sát, quán chiếu bằng chiều sâu của không gian tâm thức chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy hoa còn tiêu biểu cho sự lưu chảy của thời gian, sự hòa quyện của quá khứ, hiện tại và tương lai; của ba đời Tam thế chư Phật. Quá khứ được thể hiện bằng những bông hoa đã nở hết, cuống lá, hoặc lá khô, hiện tại được thể hiện bằng những đóa hàm tiếu, hoặc nhành lá xanh, và tương lai thể hiện bằng chồi hoa nụ, lá. Chính vì ý nghĩa đủ đầy của hoa mà Tam tạng giáo điển của Phật giáo có Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế, trong các buổi thuyết pháp, giảng Kinh, Ngài luôn lấy Hoa làm “giáo cụ trực quan” giúp đồ chúng của Ngài dễ hiểu, dễ tu, mau giải ngộ:
Suốt bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông hoa lặng lẽ dâng hiến, tô thắm làm đẹp cho đời mà chẳng cần dùng đến lời nói hay chữ viết. Cũng như Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lặng lẽ đến với cuộc đời này bằng tình thương của người mẹ hiền, bằng hình tượng “ngàn tay, ngàn mắt” để nghe thấu những tiếng kêu khổ khổ, hành khổ, hoại khổ và dang rộng vòng tay mình cứu giúp những chúng sinh đang bị trầm luân khổ ái, bị giam hãm trong ngục tối của Tham, Sân, Si, Ngi, Mạn...
Đà Lạt vào lễ Hội hoa - Ảnh: Linh Toàn
Phải chăng vì thấu triệt được triết lý nhân sinh sâu sắc này mà Tỉnh hội Phật giáo và toàn thể người dân Đà Lạt đã không ngại mồ hôi rơi giữa cái rét của núi rừng, cống hiến trọn vẹn con tim, khối óc cùng tài hoa tuyệt kỹ của mình qua việc trang hoàng bảo tượng Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát bằng hơn hai tấn hoa bất tử ?. Đó không chỉ là thước đo về sự phát triển đầy tiềm năng, cách quảng bá du lịch hấp dẫn, phương thức xây dựng “thương hiệu” hoa Madein Việt Nam đối với bạn bè trong nước và quốc tế; mà đó còn là cách thể hiện, bảo lưu những giá trị văn hóa tinh thần muôn đời bất diệt của người dân Đà Lạt. Bằng cách làm, cách nghĩ, cái tâm của người con Phật người dân xứ Đà Lạt mộng mơ đã dâng hiến cho đời một tuyệt phẩm của tạo hóa; thỏa mãn mọi cảm quan của quần chúng nhân dân. Du khách đến Đà Lạt không chỉ đơn thuần là đến với thác reo, đến với những đóa hoa rộn rã hương sắc mà du khách đến Đà Lạt còn đến với tâm hồn – những đóa hoa lòng nở rộ chào đón 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, chào đón những giá trị nhân nhân bản, nhân sinh của Đức Phật, của đạo Phật của người dân Đà lạt. Qủa đúng thật là:
Hương hoa do âm, dương đúc kết trời đất tạo nên. Thể chất hoa thanh tao vốn bởi được mây lành che phủ. Sắc màu hoa rực rỡ vốn bởi được mưa pháp thấm nhuần. Mỗi mỗi sắc hương hoa còn là ngàn vạn đóa hoa Tâm của mọi người con Phật dâng lên cúng dường Đức Quán Thế Âm. “Phật ái chúng sinh như mẫu ái tử - Phật thương chúng sinh như mẹ thương con”, để làm tròn hạnh nguyện cứu độ chúng sinh, hàng Bồ Tát đã đã không từ nan hóa hiện thân này để đi vào cuộc đời hành đạo. Tạo hóa đã bất công gây ra bao cuộc tang thương biến đổi, nhưng Nhân – Qủa lại cho ta sự công bằng khi giữa cuộc đời này ta có được một hình tượng Quan Âm ngàn mắt để nhìn cho rõ những nỗi thống khổ của nhân sinh; ngàn tay để hành động cứu giúp, cưu mang họ. Tiêu diệt cái ác là điều quá đơn giản. Với một kẻ gây phương hại cho xã hội bằng hình thức tử hình chúng ta đã loại bỏ cá nhân đó ra khỏi đời sống nhân sinh. Thế nhưng để giáo dục, để cảm hóa tội ác đó thì lại phải bằng tình yêu thương chân thật. Điều này lý giải vì sao bao kẻ không sợ chết, không sợ ngồi tù mà lại sợ, lại quy phục trước người có nhân, có nghĩa. Nó cũng lý giải một cách đầy thuyết phục rằng tại sao một đế chế Nguyên – Mông khét tiếng bạo tàn từng chiếm cứ gần hết Châu Á, một đế quốc với đầy đủ vũ khí tối tân, binh hùng, tướng mạnh như Mỹ lại phải cúi đầu thua trận trước đất nước nhỏ bé Việt Nam?. Bởi vì người dân Việt
Khi hoa xuống phố tô đẹp cho đời - Ảnh: Linh Toàn
Chắc hẳn ông Ngô Thanh Long - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty KDC và người dân Đà Lạt đã giác ngộ được rất nhiều qua giáo lý nhà Phật thế nên họ đã không ngại tốn tiền bạc, thời gian...khánh thành bảo tượng Quán Thế Âm không ngoài mục đích để ngợi ca?. Rồi đây, Việt
Phải chăng với hình tượng Mẹ hiền – Quán Thế Âm Bồ Tát; thông điệp mà Phật giáo và người dân Đà Lạt muốn gửi đến cho tất cả mọi người dân Việt Nam nói riêng và toàn thể nhân loại nói chung rằng: Chỉ có yêu thương mới làm trái đất quay chỉ có lòng tốt mới vận hành sự sống. Với bức thông điệp ấy, với những gì mà người dân Đà Lạt đã làm, hàng Phật tử chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không đến đó dù chỉ một lần để đảnh lễ Đức Quán Âm, để chiêm ngưỡng biểu tượng ngàn đời của Chân – Thiện - Mỹ !!!