Bức tranh thị trường lịch Phật giáo

Giác Ngộ - Hơn mười năm qua, các sản phẩm văn hóa Phật giáo nói chung, trong đó lịch có nội dung Phật giáo (PG) nói riêng, có nhiều khởi sắc. Số lượng các đầu lịch ra đời cũng rất phong phú và đa dạng. Vào những dịp cuối năm, thị trường lịch khá nhộn nhịp, kẻ mua người bán, triển lãm giới thiệu các mẫu lịch như: lịch thư pháp, chú tiểu, hình Phật, Bồ tát, danh lam đất Việt… Đến hẹn lại lên, mùa lịch bắt đầu rộn ràng trước lời "bàn ra, tán vào" từ công chúng…

Thời hoàng kim của thị trường lịch Phật giáo

Thị trường lịch VHPG đã từng có một thời hoàng kim. Bùng nổ từ khoảng năm 2000 đến cuối năm 2005. Các công ty sản xuất hàng văn hóa phẩm Phật giáo cho đến các "đại gia" sản xuất lịch đồng loạt cho ra đời các mẫu lịch tờ: lịch hình chú tiểu, thư pháp Việt, lịch hình tôn ảnh Đức Phật, Bồ tát… Một số nhà sản xuất lịch mở phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm lịch ra thị trường và tiêu thụ rất mạnh như: Công ty Đạo Phật Ngày Nay, Nhà sách Quang Minh, Fahasa, Công ty Cổ phần Thiện Tài… Tuy nhiên, đó là chuyện của thời trước đây.

pjhatgiaolich.gif

Sự "bội thu" của thị trường lịch văn hóa Phật giáo thời gian qua là do nhu cầu của Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước muốn có chút quà xuân, quảng bá cơ sở tự viện hay doanh nghiệp bằng những hình ảnh mạng đậm nét văn hóa tâm linh của người Á Đông, cùng tâm lý hoài hương của cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài mua những mẫu lịch có hình ảnh ngây thơ, hồn nhiên của các chú tiểu, những câu thơ thiền được thể hiện trên lịch theo kiểu thư pháp hay những ngôi chùa Việt... Điều đó khiến không khí thị trường lịch PG được rộ lên một thời với chủ đề hình ảnh chú tiểu, thư pháp…

Lượng nhiều hơn chất

Trong vài năm trở lại đây, không khí hoạt động trên thị trường lịch PG ngày càng chùng xuống. Nhiều mẫu lịch na ná giống nhau và có tính "xào nấu" đề tài. Đếm đi tính lại cũng vài mẫu lịch: Chú tiểu, thư pháp, hình Phật, Bồ tát, hoa sen… đó là chưa kể đến mẫu lịch ghép hình ảnh bằng kỹ thuật photoshop một cách tùy tiện, vụng về và thô thiển.

Rất nhiều nhà thiết kế lịch trăn trở: Tại sao thị trường lịch PG tuột dốc như vậy? Nguyên nhân dẫn đến sự "đột quỵ" của thị trường lịch VHPG trong những năm gần đây là do số đông Tăng Ni, Phật tử không còn "mặn mà" với các mẫu lịch đề tài hình ảnh chú tiểu, thư pháp, ngôi chùa… theo kiểu lặp đi lặp lại nữa. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận các sản phẩm lịch mang hình ảnh Phật giáo có đủ yếu tố nghệ thuật, đẹp mắt, nhưng các sản phẩm ấy lại chỉ đếm trên đầu ngón tay!

phatgiaolich-1.gif

Cơ chế thị trường càng về sau càng có khuynh hướng ảnh hưởng, tác động đến sức sáng tạo đối với những nhà thiết kế lịch PG. Một số đơn vị sản xuất lịch Phật giáo lúc đầu có chọn lọc, dần dần với áp lực của thị hiếu khách hàng và của nhu cầu thị trường đã chuyển thành "người thiết kế thuê", chất lượng nghệ thuật giảm sút nghiêm trọng, phần nào gây chán nản và mất lòng tin của khách hàng tìm đến lịch PG. Thực trạng khủng hoảng của thị trường lịch PG không được hóa giải nếu không kịp thời chấn chỉnh. Sẽ chẳng bao giờ có lại thời hoàng kim nếu như lịch Phật giáo vẫn "bó tay" trong việc tạo cho mình thị phần ổn định trong nước; cần phải nâng chất lượng nghệ thuật và sáng tạo, khám phá những mẫu lịch, đề tài thể hiện một cách linh động…

Lịch Phật giáo năm 2011

Thời điểm tháng 10, nhưng dạo quanh các phòng phát hành lịch Phật giáo trên địa bàn thành phố cũng chỉ xuất hiện vài ba mẫu lịch tờ. Về mẫu mã, năm nay người tiêu dùng đến giờ này vẫn chưa biết phải lựa chọn mẫu lịch nào cho "hợp nhãn". Xét về hình thức, thị trường lịch Phật giáo năm nay khá đa dạng. Các loại lịch tờ, lịch để bàn, lịch blog được sản xuất số lượng lớn, với kiểu dáng cách điệu, nhiều màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, theo nhận định của một số người, thị trường lịch Phật giáo đã đến ngưỡng bão hòa về sản phẩm.

pjhatgiao-lich-2.gif

Lịch Phật giáo năm 2011, ngoài các mẫu lịch do các cơ quan truyền thống Phật giáo phát hành như: loại lịch tờ do Báo Giác Ngộ hay mẫu lịch của Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo phát hành… còn xuất hiện các bộ lịch bloc Phật giáo. Có thể nói, sự đột phá về mẫu mã cũng như kiểu lịch PG năm 2011 phải nói đến các bộ lịch bloc do Ban KTTC T.Ư GHPGVN phối hợp cùng Công ty Cổ phần Lộc Tài phát hành. Với kiểu dáng và kích thước thanh nhã, bộ lịch bloc "Những ngôi chùa Việt Nam và tượng Phật ở các ngôi chùa Việt" lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường lịch PG. Lấy ý tưởng đưa hình ảnh về những ngôi chùa kỷ lục và danh lam Việt Nam cũng như những bức tượng Phật, Bồ tát đẹp, có niên đại ở các ngôi chùa Việt để in trên mỗi tờ lịch, kèm theo những lời hay ý đẹp, trích kinh điển, giáo lý Phật giáo. Bộ lịch bloc Phật giáo có nhiều kích thước khác nhau (từ 14,5cmx 20,5cm đến 20cmx30cm đến). Giá phát hành mỗi cuốn lịch bloc từ 50.000đ đến180.000đ.

Giá lịch năm nay không tăng nhưng sức mua rất "nhạt". Theo chị Dung, một người bán lịch tại một phòng phát hành ở Q.3 cho biết số lượng lịch các cơ sở tự viện và tổ chức đến đặt mua năm nay giảm tới 20-30% so với mọi năm. Mặt khác, do kinh tế còn khó khăn vì thế đa số các cơ sở tự viện đều giảm số lượng lịch tặng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày