Buông bỏ là con đường giải thoát

GN - Trong cuộc sống có những thứ cần giữ thì nên giữ, còn những thứ cần phải buông bỏ thì nên buông bỏ. Nhưng điều lạ là con người ta cứ chấp nê, cứ khư khư ôm lấy những cái vốn không đáng vào mình, để rồi sinh ra trăm thứ phiền não, khổ sở.

Đó không khác gì những sợi dây trói buộc khiến ta không thể đi đến bến bờ giải thoát. Mà không giải thoát thì mê lầm cứ mãi kéo dài. Đó cũng là chuyện tất yếu.

a buongbo.jpg
Trong cuộc sống có những thứ cần giữ thì nên giữ, còn những thứ cần phải buông - Ảnh minh họa

Cuộc sống là một chuỗi quy luật, có sinh ắt phải có tử. Người muốn sống nhưng không buông được nỗi sợ chết trong tâm, thì cuộc sống ấy chẳng có gì ý nghĩa cả. Chết không phải là hết, mà là sự bắt đầu cho cái sống khác “Vòng đi vòng lại luân hồi/ Vẫn là mình đó mình thời đã quên”. Một cánh cửa này khép lại tất sẽ có cánh cửa khác mở ra. Đó là con người ta biết buông bỏ. Buông bỏ để tìm ra cái tốt đẹp hơn, buông bỏ để tìm ra con đường mới mà ta chưa thấy. Cũng như một bàn tay vỗ vào không khí thì không ra tiếng kêu, mà hai bàn tay vỗ vào nhau thì tất sẽ có tiếng kêu vang. Tuyệt lộ chưa hẳn sẽ là tuyệt lộ, mà trong tuyệt lộ bao giờ cũng tiềm ẩn sinh lộ.

Có một câu chuyện Phật thế này: “Một người đàn ông bị hổ dữ rượt đuổi. Anh chạy không dám ngoái đầu nhìn lại. Cuối cùng khi đến bờ vực thẳm anh không thể chạy được nữa, trong khi đó con hổ vẫn còn đuổi theo ở phía sau. Anh nhìn xuống, từ trong vách đá dựng đứng kia có một cành cây nhỏ chĩa ra. Nghĩ rằng cành cây có thể là cứu tinh giúp anh thoát khỏi nanh vuốt hổ dữ, anh bắt đầu trèo xuống và bám vào đó. Nhưng thật không may, một con chuột từ đâu chui ra và bắt đầu gặm cành cây này. Chẳng mấy chốc cành cây sẽ không chịu đựng nổi sức nặng của cơ thể anh. Thế là chết chắc! Anh vừa nghĩ vừa nhìn xuống phía dưới. Quá sợ hãi, anh ngẩng lên và cầu nguyện: “Xin Đức Phật từ bi hãy cứu con… Con sẽ làm bất kể điều gì nếu như Ngài yêu cầu”. Bỗng Đức Phật liền thị hiện và nói:

- Con sẽ làm bất cứ điều gì Ta yêu cầu chứ?

 Anh chàng liền đáp lại:

- Thưa vâng, con sẽ làm mọi thứ… chỉ mong Ngài hãy cứu con.

- Được! Chỉ còn cách duy nhất này thôi, nhưng đòi hỏi con phải có niềm tin và lòng can đảm. Vậy con có tin Ta không? Có dám làm như lời Ta chỉ dạy không?

- Con cầu xin Ngài, hãy giúp con tai qua nạn khỏi. Hãy cho con biết giờ con cần phải làm gì?

- Đó là… Con hãy buông tay ra!

Một giây… Hai giây… Một phút trôi qua… Lại thêm một phút nữa… Cuối cùng anh ta cũng nhắm mắt và buông tay… Không biết anh đã nằm bất tỉnh bao lâu, chỉ biết rằng khi tỉnh lại, anh thấy mình đang nằm trên chiếc xe chở đầy cỏ khô. Người ta nói rằng anh thật may mắn khi rơi đúng vào lúc đoàn xe này đi ngang qua đó. Nhưng còn một bí mật nữa mà có lẽ anh không biết là, nếu buông tay sớm thêm hai phút nữa, anh sẽ hạ cánh an toàn xuống đoàn xe chở đầy bông; còn nếu chậm thêm chỉ một chút nữa thôi, anh sẽ rơi xuống mặt đường toàn đá chỏm”.

Trong cuộc sống có nhiều lúc gặp hoàn cảnh không khác gì cành cây chìa ra từ vách đá. Nhìn thấy cứ ngỡ là điểm tựa của hy vọng, nhưng kỳ thực nó chẳng có gì bền chắc cả. Vậy tội gì ta không dám buông tay! Cứ mãi chấp vào những cái không nên giữ, thì không bao giờ ta thấy được những cái tốt đẹp phía trước.

Đức Phật dạy phải biết bỏ chấp trước, sống theo quy luật tự nhiên. Đừng bao giờ cố níu kéo những thứ đã không thuộc về mình. Có như vậy lòng ta mới thanh thản. Có như vậy cái tâm ta mới không vọng động. Mà tâm không động thì mới phát sinh trí huệ, mới giải thoát ra khỏi những chướng ngại, khổ đau. Và đó cũng là con đường để ta đi tìm cái hạnh phúc đích thực, nó giúp ta vượt thoát bản ngã, không còn cái tâm phân biệt nữa.

“ Ngủ yên đi, ngủ yên đi

Cũng như giấc ngủ mọi khi bình thường

Nơi đây cuối một chặng đường

Mai sau khởi thủy một chương mới đời”.

(Ru mình - Hoàng Như Mai)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1297 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bàn về tha lực

GNO - Đức Phật dạy: “Hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác”1. Ngài cũng nhấn mạnh rằng con người là chủ nhân của nghiệp, là thai tạng của nghiệp. Nếu một người tạo những nghiệp xấu ác sẽ sinh về cảnh giới khổ não, ngược lại, nếu hành nghiệp lành sẽ sinh vào cõi an vui.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang trao học bổng đến nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh

Nghiên cứu sinh tiến sĩ và học viên thạc sĩ Học viện Phật giáo VN tại Huế nhận học bổng Đức Nhuận

GNO - Sáng 24-4, tại Học viện Phật giáo VN tại Huế (P.An Tây, Q.Thuận Hóa, TP.Huế); Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh đã trao học bổng Đức Nhuận do Hội đồng Chứng minh chủ trương đến các Tăng Ni đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ Phật học.
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Việt Dũng/TNO

TP.HCM tập trung mọi nguồn lực tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 24-4, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Người bệnh và thân nhân tại Bệnh viện Bà Rịa trong ngày khai trương bếp ăn miễn phí

BR-VT: Tái hoạt động bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa

GNO - Sáng 24-4, bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chính thức tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng để sửa chữa và kiện toàn nhân sự. Hoạt động này nhằm cung cấp sự hỗ trợ thiết thực cho bệnh nhân và gia đình họ trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Thông tin hàng ngày