Cả làng giàu nhờ tranh hổ

Vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, các bức tranh thủy mặc vẽ tùng và hạc, cá chép vượt vũ môn, Phúc - Lộc - Thọ... được người dân rất mực ưa chuộng. Với năm Canh Dần đang cận kề, tranh vẽ hổ sẽ thống trị bởi hổ là con vật linh thiêng theo truyền thuyết dân gian Trung Hoa.

Một tác phẩm của làng Vương Công Trang
Một tác phẩm của làng Vương Công Trang

Chẳng mấy khó khăn để tìm được một điểm bán tranh hổ ở Trung Quốc những ngày cận tết này. Nhưng nếu có cơ hội người ta sẽ tìm đến một ngôi làng độc nhất vô nhị: cả làng có đến mấy trăm người chuyên vẽ hổ. Đó là làng Vương Công Trang thuộc huyện Dân Quyền, thành phố Thương Khâu của tỉnh Hà Nam, chỉ cách nơi chào đời của nhà hiền triết thời cổ đại Trang Tử khoảng 10km.

Đi tìm thị trường

Tranh vẽ hổ của làng Vương Công Trang là tranh thủy mặc truyền thống Trung Quốc được vẽ theo phái Công bút (vẽ dụng công sao cho thật giống, khác với phái Ý bút vẽ phóng khoáng hơn, bay bướm hơn). Các họa sĩ chân quê còn vẽ tranh phong cảnh và các loài cầm thú khác nhưng tất cả đều là thứ yếu, xếp sau con vật yêu thích nhất của họ: hổ. Ngoài vẽ tranh, họ còn làm các sản phẩm có hình dáng hổ như gối, mũ, giày trẻ em..., tất cả đều bán rất chạy.

Mặc dù vẽ hổ là một truyền thống văn hóa ở ngôi làng cổ xưa này nhưng dân làng - các họa sĩ nghiệp dư - chỉ bắt đầu khai thác thương mại công việc khéo tay của cha ông từ cuối thập niên 1970. Tranh vẽ hổ được bày khắp làng những năm tháng ấy nhưng bán chẳng được bao nhiêu.

Sau đó, một họa sĩ của làng là Tiêu Ngạn Khanh quyết định đến Bắc Kinh và các thành phố khác để bán tranh của mình. Thế rồi một ngày, chủ nhân một gallery ở Bắc Kinh sau khi xem tranh vẽ hổ của Tiêu đã ngỏ ý muốn mua chúng. Tiêu không thể tin nổi giá bán tranh của ông có thể gấp hàng chục lần so với giá ông mong muốn. Sau đó Tiêu đến nhiều thành phố khác và tìm được các hợp đồng dài hạn cung cấp tranh cho nhiều gallery.

Từ thành công của Tiêu, dân làng nối gót ông và dần dà tranh vẽ hổ của làng Vương Công Trang trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc, có mặt trên thị trường tranh cũng như tại các gallery ở nhiều thành phố lớn. Các họa sĩ nông dân còn đưa tranh vẽ hổ của họ lên Internet.

Với cách làm thời số hóa, họ không cần phải đi xa như Tiêu Ngạn Khanh 20 năm trước mà vẫn có thể bán được tranh, kể cả với khách hàng nước ngoài. Các họa sĩ làng còn đem tranh bày ở nước ngoài. Tháng 8-2008, mười họa sĩ của làng Vương Công Trang đã mang 50 bức tranh thủy mặc vẽ hổ và sư tử của họ sang bang Bengal (Ấn Độ) triển lãm và nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt. Hiện nay có tới 20% số tranh của làng Vương Công Trang được bán qua mạng, sang các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Myanmar.

Cách đây hơn hai năm, một nhà buôn tranh bản xứ đã trả 360.000 tệ (tương đương 45.000 USD) để mua một bức tranh cuốn dài đến 400m vẽ 2.008 con hổ ở các tư thế, dáng vẻ hoàn toàn khác nhau, thành quả suốt ba năm làm việc của hai họa sĩ trẻ ở làng. Nhưng những nghệ sĩ - nông dân đã khước từ không bán. Sau đó dân làng đã tặng bức tranh này cho Ủy ban tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 để trưng bày nhân kỳ đại hội thể thao lớn nhất hành tinh và đề nghị sách kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận kỷ lục của họ: bức tranh vẽ hổ dài nhất, vẽ nhiều hổ nhất.

Em học sinh này đang theo học lớp vẽ hổ

Em học sinh này đang theo học lớp vẽ hổ

Làm giàu nhờ vẽ hổ

Theo số liệu mới công bố trong năm 2009 của Hãng tin ChinaNews, mỗi năm khoảng 700 họa sĩ (trên tổng số hơn 1.000 dân trong làng) vẽ tới 60.000 bức tranh hổ có tổng trị giá lên tới 25 triệu tệ (tương đương 3,7 triệu USD) theo thời giá hiện nay. Năm 2007 có 20.000 bức tranh hổ đã được bán, đem về cho dân làng 10 triệu tệ.

Hầu hết các gia đình ở làng Vương Công Trang nhờ vẽ tranh mà trở nên khá giả, thu nhập bình quân đầu người của làng hiện ở mức trên 5.000 tệ/năm, cá biệt có người tay nghề giỏi kiếm được tới 100.000 tệ/năm. Riêng Vương Bồi Song, một trong “tứ hổ vương” của làng, đã trở thành triệu phú nhờ tài nghệ vẽ hổ. Vương có thu nhập lên đến 300.000-400.000 tệ/năm và đang quản lý một trường chuyên dạy vẽ. Ông từng giành được nhiều giải thưởng hội họa của tỉnh và là thành viên Hội Họa sĩ thủy mặc Trung Quốc.

Thật là một đổi thay kỳ diệu tại một làng nông nghiệp, mới cách đây không lâu người dân còn vất vả kiếm sống nay đã có thể xây nhà tầng và sắm xe hơi sang trọng. Một lão nông cao tuổi tổng kết: “Trước đây ở làng thế hệ này nối tiếp các thế hệ khác, bàn tay nông dân chỉ biết đến bùn đất thì nay đã thơm mùi mực vẽ”.

Em học sinh này đang theo học lớp vẽ hổ - Ảnh: ChinaNews

Em học sinh này đang theo học lớp vẽ hổ - Ảnh: ChinaNews

Vẽ tranh cuốn
Vẽ tranh cuốn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày