Cà Mau: Đại lễ Phật đản PL.2554 nơi tỉnh cực Nam của Tổ quốc

(GNO-Cà Mau): Sáng 27-5 (tức ngày 14-4-Canh Dần), tại Tổ đình Sắc tứ Quan Âm cổ tự - văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội, Đại lễ Phật đản PL.2554 nơi vùng đất cuối mũi của nước ta đã diễn ra trang nghiêm, thành kính.

Đúng 8 giờ 30, buổi lễ được bắt đầu với sự chứng minh, tham dự của chư tôn đức thành viên BTS Tỉnh hội, trụ trì các tự viện, các Ban Hộ tự, các đạo tràng, GĐPT và 1.000 tín đồ Phật tử trong tỉnh Cà Mau.

ATSW (4).jpg

Toàn cảnh Đại lễ

ATSW (2).jpg
ATSW (3).jpg
ATSW (8).jpg

Đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Nội vụ - Ban Tôn giáo, Ban Tuyên giáo, Sở LĐ-TB & XH, Công an tỉnh cùng các ngành các cấp TP.Cà Mau, các huyện trong tỉnh đồng đến dự và chúc mừng.

ATSW (1).jpg

Dâng hoa cúng dường

ATSW (5).jpg

Tại buổi lễ, bên cạnh nghi lễ tâm linh rước lễ Đản sanh, chư tôn đức và toàn thể Phật tử còn lắng nghe Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ, Diễn văn Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS, đại diện chính quyền, ông Trần Tự Kinh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh phát biểu chúc mừng.

ATSW (6).jpg
ATSW (7).jpg
ATSW (9).jpg

Tối cùng ngày, gần 10 chiếc xe hoa diễu hành quanh các tuyến đường chính của thành phố Cà Mau cùng hàng ngàn Phật tử nối đuôi nhau tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân đất Mũi đón ngày Đản sinh của Đức Phật.

Tối qua 28-5, chương trình văn nghệ chào mừng Đại lễ Phật đản được chính thức khai mạc với sự tham gia biểu diễn của Ban Văn nghệ Khmer, Phật giáo Hoa tông, Gia đình Phật tử Cà Mau cùng các Phật tử nghệ sĩ.

ATSW (10).jpg

Diễu hành xe hoa Phật đản

ATSW (12).jpg
ATSW (13).jpg
 

Trước đó, ngày 25-5, Thường trực BTS cũng đã đón tiếp phái đoàn Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Cà Mau do ông Nguyễn Tuấn Khanh - Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đến chúc mừng và tặng quà nhân dịp Đại lễ Phật đản PL.2554 - DL.2010.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày