Cà Mau: Lễ dâng y Kathina tại chùa Monivongsa

GNO - Sáng qua, 27-10, tại chùa Monivongsa (P.1, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) diễn ra lễ dâng y Kathina theo truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer.

4.jpg


Phật tử đội y nhiễu quanh chánh điện 3 vòng

Chứng minh và tham dự lễ có Hòa thượng Thạch Hà, Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Cà Mau - Hội trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh, trụ trì chùa Monivongsa, cùng các chư Tăng tại chùa Monivongsa và chư tăng tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu; gần 200 tín đồ Phật tử gần xa tham dự.

Tại buổi lễ, toàn thể Phật tử nhiễu y 3 vòng xung quanh chánh điện, rồi tập trung tại chánh điện chùa dâng lời tác bạch cúng dường.

Sau nghi thức đảnh lễ Tam bảo, Hòa thượng Thạch Hà truyền trao Tam quy ngũ giới cho Phật tử; tiếp theo Phật tử Ngọc Ánh đại diện cho thí chủ dâng lời tác bạch cúng dường; Phật tử Minh Hoàng nói lên ý nghĩa dâng hoa; Phật tử Hữu Trung dâng hoa cúng dường.

Hòa thượng Thạch Hà ban đạo từ tán thán công đức cúng dường của Phật tử và sau đó cùng chư Tăng tụng kinh chúc phúc - hồi hướng công đức cúng dường cho thí chủ.

Trước đó, chiều 26-10, cũng tại chùa Monivongsa, các Sư và Phật tử trang nghiêm thiết lễ diễu hành xe hoa trên các trục đường của TP.Cà Mau trong không khí trang nghiêm của ngày lễ.

Một số hình ảnh trong lễ dâng y:

9.jpg

8.jpg

7.jpg
Nghi thức dâng y theo truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer

2.jpg
Chùa Monivongsa

Ý nghĩa Kathina

Kathina - theo tiếng Palī không phải là y phục hay dâng y mà có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Đại lễ dâng y được gọi như vậy bởi vì kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng Phật tử.

Sau khi an cư ba tháng mùa mưa, Đức Phật cho phép chư Tỳ-khưu được lưu lại, may vá y mới trước khi tiếp tục lên đường hành pháp. Cũng chính tại đây, nữ đại tín chủ Visākhā - một trong hai bậc hộ pháp của Phật giáo đã dâng y cúng dường đức Phật và Tăng chúng lần đầu tiên cho đến suốt đời. Từ đó, truyền thống dâng y được lưu lại cho đến ngày nay.

Theo quy định, mỗi chùa một năm chỉ được tổ chức đại lễ dâng y kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng bắt đầu từ ngày 16-9 đến 15-10 âm lịch đến chư Tỳ-khưu chứ không dâng trực tiếp cá nhân một vị nào cả. Điều này thể hiện ý nguyện hộ trì Tam bảo, phụng sự giới pháp, câu thúc giới luật của người Phật tử tại gia đối với Tăng đoàn.

Người cúng dường y Kathina không phân biệt, dâng y đúng thời và hợp đạo. Những Phật tử làm được điều này kiếp sau có hạnh duyên xuất gia sẽ tác thành và tăng trưởng nhanh chóng. Đại lễ dâng y Kathina là một phước duyên đại hạnh thù thắng mang lại sự an lạc cho Tăng đoàn và sự hưng thịnh của Phật giáo.

“Mỗi ngày có được trăm con voi quý

Trăm con ngựa quý, trăm xe ngựa quý

Trăm ngàn cô gái đeo bông tai ngọc

Không bằng quả báu một phần mười sáu của một lần dâng y Kathina...”.

Hộ Nhãn

TN Như Thanh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày