Các chuyên gia tìm cách làm sống lại ngôn ngữ Prakrit

GN - Vào thời Trung cổ (thế kỷ thứ V trước Tây lịch đến thế kỷ thứ XII) khi tiếng Phạn được xem là ngôn ngữ của các vị thần ở Ấn Độ, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc, thì người dân của các tiểu quốc khác nhau đã sử dụng ngôn ngữ của riêng họ, như ngôn ngữ Ardhmagadhi, Shaurseni và Maharashtri.

Các ngôn ngữ này được biết đến với thuật ngữ chung là ngôn ngữ Prakrit, có nghĩa là ngôn ngữ tự nhiên hoặc tiếng địa phương.

An-Do.jpg

Ngôn ngữ Prakrit

Qua nhiều thế kỷ, ngôn ngữ Prakrit một lần nữa thu hút các học giả đến với một lượng thông tin lớn chưa được khai thác từ các bản thảo và tài liệu thuộc về thời hoàng kim của Prakrit. Viện LD Ấn Độ học đã đăng cai tổ chức một cuộc hội thảo hai ngày với chủ đề “Tìm kiếm Văn học Prakrit quý hiếm” vào ngày 23 và 24-3, có hơn 50 học giả và các nhà nghiên cứu đã tham gia. Các chuyên gia kết luận rằng, những kho tàng văn học hiếm ấy cần được bảo tồn cho các thế hệ sau.

Nói về ngôn ngữ Prakrit, Giáo sư Gayacharan Tripathi, thuộc Viện BL Ấn Độ học có trụ sở đặt tại New Delhi, phát biểu rằng, ngôn ngữ Prakrit là ngôn ngữ cùng thời với các ngôn ngữ khác như tiếng Phạn và tiếng Pali. Đức Phật Thích Ca đã dùng tiếng Magadhi và tiếng Ardhmagadhi để truyền đạt đến công chúng. Sau đó, Kỳ Na giáo đã lấy nó làm ngôn ngữ cho kinh điển của họ. Trong khi tiếng Phạn được sử dụng để viết các tác phẩm kinh điển, thì ngôn ngữ Prakrit được dùng phổ biến trong cuộc sống của người thường dân, ngoài những chủ đề thông thường xoay quanh các vị vua và tôn giáo.

Các học giả cho rằng, bang Gujarat có một vị trí đặc biệt trong lịch sử ngôn ngữ Prakrit bởi vì Đại học Valabhi vốn là một trung tâm quan trọng trong việc học cách sử dụng ngôn ngữ Prakrit cùng với tiếng Phạn. Học giả Hemchandracharya, vào thế kỷ XI, thuộc kỷ nguyên Solanki, đã viết ngữ pháp ngôn ngữ Prakrit và sau đó đã được phổ biến rộng rãi.

Giám đốc điều hành Viện LD Ấn Độ học, ông J.B. Shah, cho biết hội thảo này được tổ chức với quan điểm nhằm thu thập các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Prakrit. Theo ông: “Mỗi ngôn ngữ là sự phản ánh của xã hội đương thời và ngôn ngữ Prakrit cũng không ngoại lệ. Nó đã lưu giữ tâm trạng và dòng tư tưởng của Ấn Độ, trở thành tiếng nói của văn học song hành. Nếu nó được nghiên cứu một cách thích đáng, chúng tôi tin rằng chúng ta có thể khám phá ra những sự thật mà cho đến nay vẫn chưa biết đến về các khu vực, về người dân và lịch sử ở đấy”.

Những người tham gia hội thảo nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo cho người dân ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các bản thảo. Ông Shah nói: “Nhiều hộ gia đình trong nước đang sở hữu các bản thảo mà họ không biết nhiều về chúng. Thật không may là nhiều trong số các bản thảo ấy hoặc là được gói cất hoặc bị thải bỏ. Chúng tôi muốn người dân có ý thức tặng các tác phẩm đó đến các viện nghiên cứu, nơi chúng có thể được nghiên cứu và làm tài liệu phục vụ cho việc tìm hiểu tri thức của các thời đại đã qua.

Hoàng Minh Phú (Theo The Times of India)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.
Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.

Thông tin hàng ngày