Các nhà tư bản chủ nghĩa có thể học hỏi Phật giáo

Đức Dalai Lama rung chuông trong chuyến viếng thăm Viện bảo tàng Khởi nghĩa Warsaw ngày 28/7/2009.
Đức Dalai Lama rung chuông trong chuyến viếng thăm Viện bảo tàng Khởi nghĩa Warsaw ngày 28/7/2009.
(New York, Hoa Kỳ):  Đức Dalai Lama không phải là nhân vật đầu tiên quan tâm đưa ra những lời khuyên cho giới kinh doanh, nhưng với tư cách là tu sỹ Phật giáo, ngài viết trong cuốn sách mới của ngài rằng, chủ nghĩa tư bản có thể hưởng lợi ích từ những nguyên lý và các giá trị của đạo Phật.

Trong cuốn sách “Con đường của nhà lãnh đạo - The Leader's Way”, do nhà xuất bản Broadway Books phát hành tháng này, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng viết rằng cả giới kinh doanh và đạo Phật đều được coi là quan trọng đối với vấn đề hạnh phúc và đối với việc tạo nên những quyết định đúng, và một công ty mà không có “những công nhân, khách hàng và cổ đông hạnh phúc thì sớm hay muộn gì thì công ty đó cũng sẽ đi đến chỗ thất bại.”

Trích dẫn Phật lý căn bản như: những hảo ý, tâm an lạc vượt lên ý niệm tiêu cực và nhận thức vạn pháp vô thường, đức Dalai Lama và đồng tác giả Laurens Van Den Muyzenberg giải quyết kịp thời các vấn đề như: sự bồi thường của các công ty liên doanh, sự bất lương và sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp cho vay dưới chuẩn.

Đức Dalai Lama sống tị nạn tại Ấn Độ năm 1959 sau cuộc khởi nghĩa chống Trung Quốc bất thành. Ngài được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1989.

Với khuynh hướng thiên về chủ nghĩa xã hội , đức Dalai Lama viết rằng, kiến thức mà ngài có được về chủ nghĩa cộng sản là nhờ cuộc tiếp xúc với cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông. Sự ngưỡng mộ của ngài dành cho cố Mao Chủ tịch chấm hết khi Mao so sánh tôn giáo với “một liều thuốc độc.” “Tôi đã đặt niềm tin của tôi vào hệ thống thị trường tự do… Thực tế mà nó chú ý đến tự do và tính đa dạng của tư tưởng và tôn giáo đã làm cho tôi tin rằng nó là một hệ thống duy nhất mà chúng ta nên tiến hành,” ngài viết.

Đức Dalai Lama là nhân vật nổi tiếng chủ trương tự do tôn giáo và tự trị cho Tây Tạng. Vấn đề này đặt ngài vào thế đối kháng với Trung Quốc. Và Trung Quốc đã cáo buộc ngài tìm kiếm độc lập cho nhân dân Tây Tạng và gây ra sự bất ổn.

“Đôi dép lệch pha”

Trong phụ chương “Nghệ thuật tạo nên những quyết định đúng trong nghề nghiệp, trong công ty và trong thế giới ở tầm qui mô" của cuốn sách đã nêu bật các cuộc tiếp xúc giữa đồng tác giả Van Den Muyzenberg, một cố vấn quản trị quốc tế và đức Dalai Lama từ năm 1991 đến năm 2000.

Van Den Muyzenberg viết rằng ông và đức Dalai Lama đã thảo luận về cái dường như là “một đôi dép lệch pha - an unlikely pairing” giữa kinh doanh và đạo Phật. Trong khi đó, đức Dalai Lama viết rằng “Khi khởi sự dự án này, tôi không chắc rằng các công ty có thể hành động trong một đường lối đến mức mà họ có thể hoàn toàn xứng đáng nổi danh lương thiện. Nhưng bây giờ thì tôi tin chắc rằng họ có thể hành động được như vậy.”

Đức Dalai Lama viết, ví dụ như: Lợi nhuận là “mục đích tốt”, nhưng nó lại không đóng vai trò chính trong kinh doanh vốn là để “tạo ra sự đóng góp vào phúc lợi xã hội.”

“Giá trị đích thực của một doanh nghiệp thì không phải nằm ở chỗ tổng cộng các trang thiết bị, và các công nhân và nguồn tài chính của nó; mà giá trị của nó nằm trong các mối quan hệ giữa con người ở bên trong nó và với nhiều cổ đông ở ngoài nó,” ngài viết thêm.

Đối với giới lãnh đạo kinh doanh, hai tác giả chủ trương thiền định, lưu ý những cơ hội thực hành thiền định ngay cả khi đang ở trong các phi trường hay ngồi trên xe taxi. Đức Dalai Lama nhấn mạnh, sách không có ý định làm người đọc phải cải đạo sang Phật giáo. “Chúng tôi muốn sách là để sử dụng vào việc thực hành và để giúp cho các nhà kinh doanh tạo nên  những quyết định tốt hơn.”

Thích Minh Trí biên dịch

- Nguyên tác Anh ngữ

Dalai Lama says capitalism can learn from Buddhism

Wed Jul 29, 2009 1:25am IST

NEW YORK (Reuters) - The Dalai Lama may not be the first person who come s to mind for business advice but, as the Buddhist monk wrote in his new book, capitalism can profit from Buddhism's principles and values.

In "The Leader's Way," published this month by Broadway Books, the spiritual leader of Tibet wrote that both business and Buddhism attach importance to happiness and making the right decisions, and a company without "happy employees, customers and shareholders will ultimately fail."

Citing Buddhist basics such as good intentions, a calm mind free of negative thoughts and a realization that nothing is permanent, the Dalai Lama and co-author Laurens van den Muyzenberg tackle timely issues such as corporate compensation, malfeasance and the collapse of the subprime mortgage market.

The Dalai Lama has lived in exile in India since fleeing a failed uprising against Chinese rule in 1959. He was awarded the 1989 Nobel Peace Prize.

Inclined toward socialism, the Dalai Lama wrote that his understanding of communism came through meetings with the late Chinese leader Mao Tse-tung. His admiration of Mao ended, he said, when Mao compared religion to "a poison."

"I have come to put my faith in the free-market system.... The fact that it allows for freedom and diversity of thought and religion has convince d me that it is the one we should be work  ing from," he wrote.

The Dalai Lama is a well-known advocate for religious freedom and autonomy for Tibet , putting him at odds with China , which accuses him of seeking independence for Tibetans and stoking unrest

An "unlikely pairing"

The book, subtitled "The Art of Making the Right Decisions in Our Careers, Our Companies, and the World at Large," emerged out of meetings between van den Muyzenberg, an international management consultant, and the Dalai Lama from 1991 to 2000.

The two discussed what seemed "an unlikely pairing" of business and Buddhism, van den Muyzenberg wrote.

"When I started this project, I was not sure that companies could act in such a way that they could deserve a thoroughly good reputation. Now I am convinced that they can," the Dalai Lama wrote.

Profit, for example, is "a fine aim," but not the main role of business, which is "to make a contribution to the well-being of society at large," he wrote.

"The true value of a business is not the sum of its facilities and its employees and its financial resources; the value resides in the relationships among the people within it and with the many stakeholders outside it," he added.

For business leaders, the authors advocate meditation, noting opportunities to do so while in airports or taxis.

But the book is not intended to convert readers to Buddhism, the Dalai Lama noted.

"We wanted the book to be of practical use and to help business people make better decisions," he wrote.

(Editing by Michelle Nichols and Paul Simao)

[Nguồn: http://in.reuters.com/article/idINIndia-41381620090728?pageNumber=2&virtualBrandChannel=0 ]

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày