Các tác phẩm Phật giáo làm dịu nỗi lo

GNO - Có câu chuyện Phật giáo: Vào thế kỷ thứ VI, một vị tổ Phật giáo Trung Quốc, Huệ Khả, trong tiếng Hàn Quốc gọi là Hae-ga đã đến tham vấn với vị thầy của mình, Ngài Bồ Đề Đạt Ma, được biết như một thiền sư Phật giáo, rằng cách nào có thể làm lắng dịu nỗi bất an. Ngài Bồ Đề Đạt Ma trả lời, “Hãy mang nỗi bất an của ngươi đến đây. Ta sẽ giúp ngươi.”

Ngay say đó, Tổ Huệ Khả bắt đầu tìm kiếm hết trong trí não mà vẫn không tìm ra nỗi bất an là gì. Sáu năm sau, Tổ nhận ra rằng tâm thức của con người vốn vắng lặng, bằng trở lại bạch với Ngài Bồ Đề Đạt Ma rằng “Con chẳng thể tìm ra.” Và Ngài Bồ Đề Đạt Ma trả lời: “Việc đưa tâm con trở lại với bình an đã hoàn thành.”

Haein (1).jpg

Những tác phẩm nghệ thuật tại chùa Haein - Ảnh: KG

Phiên bản năm 2013 của Dự án Nghệ thuận Haein, một chương trình nghệ thuật được tổ chức tại chùa Haein Temple có lịch sử hơn 1200 năm, bắt đầu bằng câu chuyện này, những nhà tổ chức cho biết. Với tựa đề “maum,” mang ý nghĩa ý thức và tấm lòng trong người Hàn Quốc, 30 nghệ nhân nước ngoài và Hàn Quốc đã thiết lập 70 tác phẩm, bao gồm tượng và nghệ thuật nghe nhìn, nằm xung quanh chùa tại núi Gaya.

Chùa Haein nổi tiếng với bộ Tam Tạng Thánh Điển Hàn Quốc, gồm 81.000 bảng kinh khắc trên gỗ lời dạy của Phật, là một trong những Di sản thế giới.

Dự án Nghệ thuật Haein bắt đầu vào năm 2011, là một phần sự kiện lần đâu tiên kỷ niệm 1000 năm kể từ bộ Tam Tạng Thánh Điển Hàn Quốc được kết tập. Lần thực hiện thứ hai này cũng hưởng ứng Lễ hội Tam Tạng Thánh Điển Hàn Quốc diễn ra cho đến ngày 10-11 năm nay.

“52 triệu từ của Tam Tạng Thánh Điển Hàn Quốc có thể được đúc kết thành một từ duy nhất “maum”, Thượng tọa Hyang Rok, người đứng đầu dự án nghệ thuật này cho biết vào tuần qua.

“Theo giáo lý Phật giáo, mọi thứ được tạo ra bởi ý thức, hay còn gọi là maum,” Thượng tọa tiếp tục. “Maum không có sự chắc chắn. Nó chỉ là một hiện tượng hay là một hành động. Tuy nhiên, con người cứ nghĩ rằng maum là hoàn toàn. Chùa là nơi mà mọi người có thể tĩnh tâm. Những hình thể nghệ thuật thông qua công việc của các nghệ nhân giống như việc thực tập của các nhà sư, sẽ giúp điều đó.”

Tác phẩm của nghệ nhân Ấn Độ Shilpa Gupta với tên gọi “100 bước đi”, được đặt ngay đường mòn Sorigil gần lối vào chùa Haein, giúp cho người xem nhìn lại chính thân và tâm của họ, với rất nhiều khổ đau khác nhau và có thể tĩnh tọa.

Tác phẩm là con đường đá với nhiều câu và từ khắc trên mỗi viên đá. Nữ nghệ nhân đã khắc chúng, lấy cảm hứng từ những kinh Phật mà bà ta đã đọc.

Theo đó, khách thưởng lãm sẽ đọc tất cả, từ từ đi bộ với cơn gió thoảng qua cùng tiếng xào xạc của cây, nước từ thung lũng để làm nhẹ đi thân tâm mình.

“Những tảng đá định hình nên con đường mà cả hướng vào và hướng ra đều dẫn người đi bộ đến ngôi chùa và trở về với chính họ,” người phụ trách dự án Kim Ji-hyun nói.

Haein (2).jpg

Hình Phật Heoheo tại khoảng sân gần chùa Haein - Ảnh: KG

Trên con đường mòn Sorigil còn là những tác phẩm của bốn nghệ nhân khác. Đó là một bức tượng đá mô tả Đức Phật nằm nghiêng của Park Sang-hee, và những bức tượng về những chú chó cưng bị bỏ rơi của Yoon Suk-nam

Một số tác phẩm nghệ thuật đương thời dành cho Dự án đang được triển lãm tại bảo tàng Seongbo ngay cổng vào chùa.

Chúng thuộc triển lãm với chủ đề “Ký ức của tương lai 2013” của nghệ nhân người Hồng Kông Leung Mee-Ping. Đó là nhóm những tác phẩm nhỏ như chiếc giày mà các nghệ nhân đan với tóc đã bị cạo đi của các nhà sư Phật giáo.

Người phụ trách cho biết cạo tóc không chỉ tượng trưng cho việc từ bỏ đi thể xác giả tạm và những vậy dụng có giá trị mà còn là sự hy sinh đời sống thế tục. Nó như một tiến trình hy sinh để làm những đôi giày cho sự phát triển của trẻ nhỏ ở tương lai.

Cũng có những tác phẩm nghệ thuật xung quanh chánh điện của chùa, chạy dài khoảng 1.5km hoặc 20 phút đi bộ từ phía Bắc của bảo tàng.

Lim Ok-sang, một nghệ nhân nổi tiếng với thông điệp xã hội “nghệ thuật của con người”, hiến tặng tượng Phật Heoheo tại khoảng sân gần chùa. Đầu của Phật, được thực hiện bằng đồng mô tả từ trong kinh Phật và treo giữa cành cây thông, trông giống như một ảo giác.

Tác phẩm “Nothing for everything” của Kim Wol-sik là một cách nhìn. Nghệ nhân đã thu thập giấy nháp của 108 người dân lớn tuổi sống gần những khu vực buôn bán thùng giấy củ. Với vật dụng đó, Kim Wol-sik tại nên tượng Phật xung quanh hang nhân tạo, trong giống như như hang nổi tiếng tại chùa Seokguram. Thông qua việc hình thành tác phẩm với vật dụng rẻ tiền, ông mang đến thông điệp rằng Đức Phật có thể ngồi bát cứ nơi nào – khổng chỉ trong nhưng ngôi chùa trang trọng.

Và bên cổng chính của chùa là một tượng Phật lớn làm bằng tre với tên gọi “Cho ta và cho mọi người” do Choi Pyung-gon thực hiện. Nếu nhìn gần hơn như thể một hình tượng nhỏ trong hình tượng lớn hơn.

“Nghệ nhân đưa ra lời hỏi rằng: Ban là một thực thể nhỏ trong không gian rộng lớn hay bạn đã đủ lớn để dung chứa tất cả ?”, người phụ trách Kim Ji-hyun thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày