Các tự viện cử hành nghi thức an cư PL.2557

GNO - Nương vào giới luật của Đức Phật chế ra, mỗi năm bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch là 3 tháng kiết hạ an cư của hàng tu sĩ Phật giáo.

Năm nay vào ngày 16 tháng 4 âm lịch (25-5-2013), các tự viện Trung Quốc: chùa Pháp Môn và Phật học viện Pháp Môn - Phù Phong, Thiểm Tây; chùa Sùng Phúc - Tượng Phong, Phúc Kiến; chùa Thái Bình - Ôn Châu, Triết Giang; Thiền Lâm Viên Thông; Thiền viện Mai Phúc; Thiền viện Bạn Sơn; thiền viền Thường Lạc; Thiên Hoa Bách Tử Đường - núi Phổ Đà... y luật, y pháp, y lời Phật dạy, cùng hòa hợp cử hành nghi thức tác pháp an cư.

1.jpg

An cư

Chùa Pháp Môn - Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây cử hành nghi thức kiết hạ an cư năm Quý Tỵ

2.jpg
3.jpg

Đối thú an cư

4.jpg

Trì tụng kinh chú

Chế độ an cư, Bà La Môn giáo bắt đầu thi hành từ thời cổ đại Ấn Độ, về sau đem áp dụng trong Phật giáo. Tại Ấn Độ, mùa mưa thường kéo dài đến ba tháng, trong thời gian này, cây cỏ, trùng kiến sanh sôi nảy nở rất nhiều, người xuất gia sợ khi đi ra ngoài sẽ dẫm đạp làm tổn thương các sinh linh, và bị người đời chế nhạo mỉa mai, do đó cấm người xuất gia không được đi ra ngoài, cần phải tụ tập vào một nơi để tinh tấn tu hành, nên gọi là an cư.

6.jpg
Nghi thức tác pháp thọ trù tại chùa Sùng Phúc, TP.Phúc Châu

7.jpg
Niêm hương chủ lễ

8.jpg
Ni chúng chùa Thái Bình và các tự viện tại Triết Giang

12.jpg

Kiền

thỉnh Đức Bồ-tát vi đà hộ Pháp an Tăng

Chế độ an cư tại Trung Quốc mặc dù kế thừa Ấn Độ, nhưng không hoàn toàn theo toàn bộ nội dung, mà có thay đổi một số bộ phận.

Các bậc cổ đức dựa vào tình hình thực tế của khí hậu, và phong tục của người dân, thông thường lấy ngày 16 tháng tư đến 15 tháng bảy âm lịch làm thời gian an cư. Mà thời gian này đúng vào mùa hè của Trung Quốc, cho nên gọi là Hạ An Cư (夏安居). Còn gọi là Vũ An Cư (雨安居), Kiết Hạ (结夏), Tọa Hạ (坐夏), Tọa Lạp (坐腊), Kiết Chế (结制), Cửu Tuần Cấm Túc (九旬禁足), Kiết Chế An Cư (结制安居)...

10.jpg
Pháp sư Đạo Từ khai thị

11.jpg
Điện Phương trượng Thiền viện Phổ Tế

Ngày đầu an cư gọi là kiết hạ, kết thúc viên mãn gọi là giải hạ. Theo "Ca Hi Na Kiền Độ" (迦絺那犍度) trong "Tứ Phần Luật" q.43 có ghi chép: Khi kết thúc cn cư phải tác pháp Tự tứ. Tức là đêm cuối cùng của 90 ngày an cư, mọi người vân tập tại thiền đường, kiểm thảo ngôn hành của từng người trong ba tháng qua xem có vi phạm giới luật hay không, đối phương cũng có thể chỉ ra những sai lầm của nhau. Nếu có người phạm giới thì phải sám hối giữa đại chúng. Ngày này được gọi là ngày Tăng Tự Tứ, hoặc gọi là ngày Phật hoan hỉ.

Tôn chỉ an cư nghiêm cấm Tăng Ni không có lý do không được đi ra ngoài, để ngăn chặn sự phân tâm tán loạn, đó là một công phu quán chiếu tự tu tự độ, cũng là pháp môn tu hành lắng đọng tự ngã, hàm dưỡng tích chứa công đức thâm sâu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày