Cảm xúc đẹp từ bóng đá

Nụ cười hoan hỷ của một cổ động viên - Ảnh: Trần Thế Phong
Nụ cười hoan hỷ của một cổ động viên - Ảnh: Trần Thế Phong

GN - Có lẽ, không có môn thể thao nào thu hút người xem, quan tâm, yêu mến bằng bóng đá. Vì vậy mà môn này được mệnh danh là môn thể thao vua.

Khi một đội bóng của nước mình chiến thắng trong các trận cầu quan trọng, quyết định thì cổ động viên (gần như toàn dân luôn) cảm thấy hưng phấn, năng lượng hoan hỷ ấy xóa nhòa những ranh giới khiến người lạ có thể nắm tay nhau, hoặc chào nhau bằng nụ cười tươi rói, cùng đi ra đường dù biết kẹt xe nhưng kẹt trong niềm vui đó làm cho con người không chút nóng giận, sân si.

Thế mới thấy, năng lượng tốt lành có khả năng “chữa trị”, xốc dậy tinh thần, khiến con người trở nên tử tế, an vui hơn, hoan hỷ hơn. Trịnh nói “yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ” hóa ra đâu phải chỉ để nói về lứa đôi?

Vậy sao chúng ta không nghĩ cách kiến tạo năng lượng tốt đẹp để mình trở nên hoan hỷ thường xuyên, làm cho ánh nhìn của mình về cuộc đời tươi hơn nhỉ?

Có thể đó là việc bạn sẽ thay đổi lối sống, mọi khi lười biếng để mặc mọi thứ khiến mọi thứ càng ngày càng tệ thì nay siêng lên.

Chúng ta có nhiều cách ứng xử bằng thứ năng lượng ngược lại năng lượng hoan hỷ nên đời sống của mình lui sụt: hoặc sẽ không thành công còn nếu thành công thì có thêm phần tự mãn, thích hưởng thụ vì nghĩ rằng mình có quyền hưởng, để rồi sau đó mắc kẹt trong sự thụ hưởng đó, đến mất cả tự chủ.

Cuộc sống thiệt nguy hiểm nhưng nguy hiểm hơn là mình không nhận ra sự nguy hiểm của nó để trải qua một cách an toàn nhứt có thể.

Trở lại chuyện yêu bóng đá, thể thao, đừng chỉ yêu thôi, dù yêu điều tích cực cũng là tốt rồi, nhưng hãy sống với thể thao bằng cách chơi thể thao và ứng xử trên tinh thần thể thao. Đó là ứng xử đẹp, dù thắng hay thua vẫn đẹp (fair play), không kiêu (nếu thắng, vì rồi sẽ có lúc thua), không nản và biết bắt tay chúc mừng bên thắng mình vì đó là cuộc chơi theo luật, công bằng (tương đối), quan trọng là mình đã chơi hết mình, không bán độ...

An Lạc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày