Cần thay đổi tư duy trong công tác từ thiện

GN - Tại Hội thảo của Ban Từ thiện xã hội Trung ương vừa qua, báo cáo công tác từ thiện xã hội nhiệm kỳ VI (2007-2012), Phật giáo cả nước đạt trị giá hơn 2.879 tỷ đồng, trong đó TP.HCM đóng góp trên 786 tỷ đồng.

DSC_0026.JPG

Làm từ thiện chuyên nghiệp bắt buộc các nhà hoạt động từ thiện phải lập dự án cho từng nhóm đối tượng, dự án sẽ có tác dụng như thế nào cho từng giai đoạn và quan trọng đối tượng chính của dự án sẽ được hưởng lợi và lợi ích gì trong thời gian cụ thể.

Nhìn vào con số này chắc chắn sẽ có người nói “Té ra Phật giáo quá giàu”. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng con số này không chính xác, vì lẽ PG bấy lâu nay vẫn hiện diện một hiện tượng báo cáo thành tích có sự chồng chéo nhau.

Đó là một nghi vấn nhưng không phải không có cơ sở khi ngành TTXH PG cũng không thể thoát ra khỏi cơ chế chạy theo thành tích. Đưa ra con số này để thấy, chúng ta đã bỏ tiền ra hàng trăm tỷ đồng nhưng đã đầu tư vào một công trình từ thiện nào xứng đáng chưa. Hay chỉ là những con số trên giấy, rồi thì người nghèo vẫn cứ nghèo, một điểm nghèo thì cứu trợ lần này hết lần kia, đoàn này đến rồi đoàn kia đến.

Bởi thế, tôi cho rằng cần phải thay đổi tư duy trong công tác từ thiện là vậy. Thay vì tặng cho người nghèo một cọc tiền, hay kho lương thực; với số tiền đó, chúng ta có thể mua một con trâu, một cái máy cày để giúp họ ra đồng. Làm từ thiện chuyên nghiệp bắt buộc các nhà hoạt động từ thiện phải lập dự án cho từng nhóm đối tượng, dự án sẽ có tác dụng như thế nào cho từng giai đoạn và quan trọng đối tượng chính của dự án sẽ được hưởng lợi và lợi ích gì trong thời gian cụ thể.

Dự án cho người nghèo hẳn nhiên phải giúp họ cải thiện đời sống tinh thần, kinh tế hiện tại qua việc trợ vốn hoặc cách thức giúp họ nhận biết năng lực của chính mình, hoặc dạy họ các kỹ năng trong lao động, kinh doanh. Và quan trọng phải giúp họ ý thức rằng những giá trị tinh thần, vật chất này là do anh tự làm ra và phục vụ cho chính anh, phải biết suy nghĩ các khả năng sẵn có để lao động, ý thức vươn lên và làm giàu từ chính nơi mà mình đang sống.

Có sự hỗ trợ về tinh thần, có người quan sát kiểm tra dự án sẽ phải đi vào hiện thực với sự trợ giúp kịp thời cộng với ý chí vươn lên của người nghèo thì chắc chắn họ sẽ có sự thay đổi căn cơ hơn. Để làm được việc này, người chủ dự án phải có sự yêu thương thật sự, nhiệt tình, thời gian và bắt buộc người hoạt động từ thiện xã hội phải học, bổ sung kiến thức chuyên môn và biết hành động vì sự tốt đẹp của cộng đồng.

Đâu phải ai cũng có thể làm công tác TTXH, ngoài tiền của, cái tâm tương cảm với các hoàn cảnh đáng thương, khó khăn còn cần nhiều tố chất khác.

Người quản lý công tác TTXH còn phải biết công tâm, minh bạch, có tầm nhìn sâu, nhìn rõ, nhìn xa để biết cách lập và thực hiện đề án xã hội để đem đến hiệu quả thiết thực nhất, biến cái không thể thành có thể. Tăng Ni, Phật tử làm công tác từ thiện xã hội không chỉ thể hiện tinh thần từ bi của Đức Phật cứu khổ ban vui còn là bổn phận của tu sĩ, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của một công dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày