Cảnh giác với chiêu lừa khất thực ở miền Tây

GN - Khất thực là một trong những truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, đặc biệt đối với hạnh tu biệt truyền của hệ phái Phật giáo Nam tông và Khất sĩ. Tuy nhiên, hiện nay hình thức khất thực dưới màu áo Tăng Ni đang bị nhiều kẻ lợi dụng để thu lợi bất chính và nở rộ ở các tỉnh miền Tây...

Mượn đạo tạo đời…

Việc lợi dụng hình thức tu sĩ để đi khất thực, hóa duyên đã không còn là vấn đề mới lạ, thế nhưng, gần đây sự việc lại xuất hiện trên địa bàn thành phố Long Xuyên và không ít người đã bị lừa gạt. Cách đây nửa tháng, trước khu vực chợ Mỹ Xuyên (TP. Long Xuyên) xuất hiện 2 vị “sư cô” mặc áo màu vàng, đi chân đất, tay cầm bình bát đứng khất thực. Chỉ có một điều lạ là 1 trong 2 vị vẫn còn để tóc một ít và xăm mí mắt.

DSC_0270.jpg
Hai sư giả đang "khất thực: ở chợ Mỹ Xuyên

Cả 2 đứng một chỗ với vẻ mặt u buồn, sầu não nhằm gợi sự cảm thương của người dân qua lại. Đứng quan sát một hồi, phóng viên đã chứng kiến nhiều người ra vào chợ cúng dường bằng những thực phẩm hoặc bằng tiền. Thấy sự việc lạ, phóng viên đã chụp ảnh lại. Hai vị thấy mình bị phát hiện nên đã nhanh chóng lẩn trốn vào khu vực chợ nhưng khoảng một lát sau đã bị Công an phường Mỹ Xuyên mời về trụ sở làm việc.

Thấy không thể làm ăn tại TP. Long Xuyên, các đối tượng đã di dời địa bàn hoạt động đến thị trấn Phú Hòa (H.Thoại Sơn). Lần này, các vị đứng trước chợ chờ người dân đi ngang qua và miệng không ngớt nói câu “cúng dường Tam bảo”. Trong vai một Phật tử, phóng viên đã có dịp “thăm hỏi” một vị “sư cô” về pháp danh, nơi tu học. Cô nói cô tu ở một cái am trên điện Bồ Hong. Phóng viên nói không thấy cái am nào trên đó, sư cô đã trả lời “trên điện Bồ Hong lên nữa”.

Điện Bồ Hong đã là nơi cao nhất của núi Cấm, vậy rốt cuộc nơi sư cô tu hành thật bí ẩn(!)… Chính trong cách trả lời ấy đã bộc lộ sơ hở. Khi phát hiện bị phóng viên “sờ gáy”, sư cô tỏ vẻ hoang mang và nhanh chóng trả lời qua loa để lên xe máy di chuyển đến nơi khác.

Khi cởi bỏ chiếc áo nhà sư…

Chấp nhận cả ngày vất vả đi nhiều nơi để xin tiền của người dân, nhưng đêm đến, các “nhà sư” lại lộ nguyên hình là những kẻ lừa đảo. Thầy Thích Thiện Lợi, trụ trì chùa Khánh Hòa (thị trấn Phú Hòa) cho biết, trước đây có 4 cặp nam nữ sống như vợ chồng thuê phòng trọ tại khu vực bến xe Long Xuyên (P.Mỹ Quý), ban ngày giả làm nhà sư đi khất thực, đêm đến lại dùng tiền kiếm được tổ chức ăn nhậu thâu đêm.

Một hôm, do ăn chia tiền không đồng đều giữa các thành viên nên mới xảy ra đánh lộn, xô xát và sự việc mới bị vỡ lở. Còn Sư cô TN.Chơn Như, trụ trì chùa Vi Phước (Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) cũng cho hay, cô đã chứng kiến cảnh nhiều người ban ngày giả làm nhà sư, tối đến lại ăn nhậu phủ phê. Mỗi ngày các vị “khất thực” được bao nhiêu tiền của làm ra từ mồ hôi và nước mắt người dân mà đêm đến lại “nướng” tiền vào các cuộc vui như thế? Con số đó không ai biết!

Người dân chưa biết quy định của Giáo hội

Từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã khuyến khích các tu sĩ hạn chế việc đi khất thực và sống với phương châm “Một ngày không làm, một ngày không ăn”. Từ đó, Tăng Ni thường phải vừa tu hành, vừa phải lao động và làm Phật sự giúp đỡ những người chung quanh. Thế nhưng, “tệ nạn sư giả khất thực” vẫn tràn lan. Nhiều người dân lười lao động đã lợi dụng hình ảnh khất thực để trục lợi riêng cho bản thân.

H_nh _nh003a.jpg
Nhiều người dân còn chưa phân biệt được đây là sư giả

Chính vì vậy, năm 2007, GHPGVN đã ban hành thông tri quy định ngưng việc đi khất thực và những hình thức lợi dụng Phật giáo làm việc phi pháp. Giáo hội chỉ cho phép duy trì truyền thống khất thực của hệ phái Phật giáo Nam tông và Khất sĩ. Đến năm 2013, GHPGVN lại tiếp tục ban hành thêm một thông tri và kiên quyết đề nghị các ngành chức năng xử lý các đối tượng lừa đảo.

Theo đó, hệ phái Phật giáo Khất sĩ thống nhất không khất thực tại các chợ, bến xe, khu du lịch, lễ hội của tôn giáo bạn, các khu dân cư… Do vậy, những nhà sư đi khất thực tại những nơi đó đều là giả mạo. Các cấp Giáo hội Phật giáo huyện, thị xã, thành phố khi phát hiện các tu sĩ giả có nghĩa vụ phối hợp với chính quyền địa phương xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Việc lợi dụng khất thực đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh đạo Phật, bôi nhọ thanh danh, đạo đức, lối sống của những vị tu hành chân chính. Nhằm giúp việc trang nghiêm lại Giáo hội, người dân không nên tiếp tay cho những kẻ lừa đảo, hãy dùng tiền của mình cúng dường tại những chùa, các cơ sở từ thiện xã hội dưới sự quản lý của GHPGVN. Có được như vậy thì việc cúng dường của người dân và các Phật tử mới có ý nghĩa và trọn đầy phước báo.                                                          

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày