Chiếc bình cũ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

GN - Khi chiếc bình trà đã cũ nằm cạnh một góc tủ thì chẳng ai thèm để ý hay ngó ngàng gì đến nó. Bởi nó là một vật không có gì gọi là giá trị cả. Vậy mà với tôi, mỗi lần nhìn thấy chiếc bình ấy thì tôi lại nhớ đến cha.

Không nhớ rõ là từ khi nào, nhưng kể từ khi tôi biết thì chiếc bình đó đã luôn bên cạnh cha rồi. Cha hay ngồi uống trà một mình và cha suy nghĩ điều gì đó chẳng rõ. Hồi còn nhỏ, tôi nào quan tâm đến điều đó. Chỉ hơi chút tò mò là mỗi khi giật mình thức giấc chỉ mới hai hoặc ba giờ đêm thôi mà đã thấy cha ngồi đó uống trà rồi. Có lần tôi thắc mắc hỏi: “Cha thức chi mà sớm dữ vậy. Trong khi giờ đó là giờ ngủ ngon của mọi người mà?”. Cha tôi thản nhiên trả lời: “Lớn tuổi rồi nên khó ngủ lắm con ơi! Đâu như tụi con ngủ một giấc cho tới sáng được!”.

Cha nói là nói vậy. Nhưng có lẽ cha thức uống trà vì suy nghĩ nhiều thứ. Chắc tại vườn cam sau nhà bị vàng bạc nên thất thu, hoặc vì mùa mía mất giá nên gia đình gặp khó khăn…

Vẫn cái bàn đó, vẫn chiếc bình đó và những ly trà cha cứ rót và uống một mình. Những lần trở về ghé thăm, tôi cũng bưng ly trà để uống với cha nhưng cũng chỉ là uống cho có lệ chớ không quen.

Người cao tuổi dường như hay nhắc về chuyện cũ. Cha tôi cũng vậy. Mỗi lần về ghé thăm cha hay nhắc về chuyện chiến tranh, chuyện cha đi làm cách mạng cho tôi nghe. Có lẽ những gian nan trong thời kỳ chiến tranh cha muốn tôi phải hiểu, bởi ký ức là những vết thương vẫn còn nguyên đó trên thân thể của cha. Cha say sưa kể, tôi hình dung ra rõ những chuyến tàu như đang chạy phía ngoài sông và những loạt đạn cứ bắn lên liên tục chẳng còn cây cối nào nguyên vẹn cả. Vậy đó, nhưng cũng có những chiếc tàu của giặc bị ta bắn chìm và bỏ xác trên dòng sông này.

Mảnh đất Cù Lao vốn nổi danh là vùng căn cứ cách mạng. Khi cuộc chiến tranh đi qua thì phải có kẻ mất, người còn. Tôi biết cha quý trọng những gì đã thuộc về ký ức nên cha thường nhắc lại để cho tôi biết quý sự hạnh phúc bình yên mà tôi đang được hưởng.

Lúc tuổi cao sức yếu, không còn làm được những công việc nặng nhọc nữa thì chiếc bình kia lại ở bên cha nhiều hơn. Và dường như nó hiểu tâm sự của cha nhiều hơn những anh em tôi.

Rồi tất cả như một quy luật. Khi về già, những vết thương cứ hành hạ cha mãi, nên cha đành bỏ chiếc bình ở lại mà đi…

Thằng Út đem chiếc bình cất cẩn thận vào một góc tủ. Thời gian đối với nó như đã đứng lại rồi. Vì từ nay chẳng còn ai cầm ai rót nó nữa.

Tôi trở về căn nhà cũ. Nhìn chiếc bình thì tôi lại nhớ đến cha và cả bao nhiêu ký ức cũng theo về.

Cuộc sống cứ như một vòng xoay để cuốn ta về phía trước. Cứ đuổi theo những tương lai và danh vọng. Để rồi khi đã mất đi một tình cảm yêu thương đáng quý thì mới chịu tìm một con thuyền chở cho mình đi ngược dòng thời gian. Nhưng làm sao có thể!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày