Chiếc nôi của thiền phái Lâm Tế ở Nhật

GN - Chùa Diệu Tâm (Myōshin-ji) là một ngôi chùa lớn ở Kyoto, Nhật Bản, và là ngôi chùa chính của thiền phái Lâm Tế Nhật Bản. Cho đến nay, môn phái chùa Diệu Tâm là môn phái lớn nhất của Thiền Lâm Tế, tương đương với 13 môn phái khác kết hợp lại với nhau.

chua Dieu Tam.jpg

Chùa Diệu Tâm ở Kyoto (Nhật Bản) - Ảnh: Flickr

Chùa Diệu Tâm vốn là cung điện của vua Hanazono. Năm 1318, vua Hanazono từ bỏ ngôi vua đến năm 1335 vua xuất gia làm Tăng sĩ và sau đó được ngài Đại Đăng quốc sư ấn chứng là có sở ngộ. Đến năm 1337, vua Hanazono phát tâm cúng dường cung điện của mình để cải tạo thành một ngôi chùa.

Năm 1342, ngài Kanzan Egen (1277-1360), vị tổ thứ ba của dòng truyền thừa Ứng Đăng, đến trú tại chùa Diệu Tâm và kiến tạo thành ngôi chùa chính của thiền phái Lâm Tế ở Nhật Bản. Vào năm 1348, vua Hanazono viên tịch ở tuổi 52.

Hầu như tất cả các tòa nhà, các công trình kiến trúc của chùa Diệu Tâm đều đã bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Onin năm 1467. Tuy nhiên, nhiều công trình đã được xây dựng lại trong thời kỳ đầu dưới sự lãnh đạo của Thiền sư Sekko-Soshin (1408-1486), vị Tổ thứ sáu. Các tòa nhà hiện nay chủ yếu được xây dựng trong khoảng 150 năm sau đó (cuối thế kỷ thứ 15 đến đầu thế kỷ thứ 17).

Những khu vườn tại chùa Diệu Tâm hiện tại được đề cử vào danh sách những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử quốc gia.

Quần thể kiến trúc chùa Diệu Tâm có sắc màu rực rỡ, và được xây dựng dọc theo các lối đi quanh co với những bức tường cao bao bọc, vì vậy rất dễ khiến cho người lạ bị mất phương hướng. Chùa có hai cổng chính, một nằm phía Bắc và một ở phía Nam, với một trục đường chính nối hai cổng.

Các tòa nhà chính nằm song song trên trục đường chính ấy. Bên cạnh đó còn có một trục đường từ cửa Bắc chạy dài về phía Đông chùa và một số trục đường phụ khác dẫn đến các tòa nhà, các điện thờ.

Vào năm 1872, chùa Diệu Tâm đã thành lập Trường Đại học Hanazono và Trường Trung học Hanazono. 

Quần thể chùa Diệu Tâm có rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo, trong đó một số công trình, tác phẩm được xếp hạng bảo vật quốc gia, đặc biệt là bức bích họa hình rồng trên trần điện Hatto và quả đại hồng chung nổi tiếng bởi âm thanh tuyệt diệu.

Minh Phú (Theo Myoshinji.or.jp)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày