Chính thức ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 14-11, UBND TP.HCM tổ chức Lễ ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM (gọi tắt là app Công dân số) với mục đích kết nối công dân và chính quyền. Dự lễ ra mắt có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi.

UBND TP.HCM nhận định sự kiện này là dấu mốc quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số. Với một ứng dụng đồng bộ, thân thiện và dễ sử dụng, người dân có thể tiếp cận mọi tiện ích cần thiết cũng như kết nối với chính quyền một cách đơn giản, nhanh chóng.

Để sử dụng app Công dân số, người dân đăng nhập chỉ một lần thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam (tài khoản VNeID)
Để sử dụng app Công dân số, người dân đăng nhập chỉ một lần thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam (tài khoản VNeID)

Theo đó, thông qua app Công dân số, người dân có thể phản ánh các sự việc, gửi ý kiến góp ý, hiến kế các vấn đề mà mình quan tâm; theo dõi sát sao tiến độ xử lý của cơ quan chức năng. Người dân cũng có thể tiếp cận, tra cứu và sử dụng các tiện ích dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện, trên nhiều lĩnh vực thiết thực với đời sống.

Về phía chính quyền, đây là một kênh hiệu quả để ghi nhận, quản lý và xử lý các sự việc từ thực tế cuộc sống phát sinh trên địa bàn, căn cứ trên dữ liệu được cung cấp minh bạch. Qua đây, chính quyền cũng có thể cung cấp nhanh chóng, kịp thời đến người dân thông tin về các hoạt động; tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật mới ban hành; đăng tải các tin tức, thông báo, cảnh báo khẩn cấp…

12 nhóm tính năng chính của app Công dân số
12 nhóm tính năng chính của app Công dân số

Trong giai đoạn đầu tiên (từ nay đến ngày 31-12-2024), app Công dân số sẽ cung cấp 12 nhóm tính năng chính như: Phản ánh kiến nghị, Giáo dục, Y tế, Giao thông, Du lịch, Giao thông, Xây dựng, Cơ quan nhà nước, Dịch vụ công... Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể thiết lập những tính năng mình muốn, lưu lại để thuận tiện trải nghiệm dịch vụ mình lưu giữ.

Để sử dụng app Công dân số, người dân chỉ đăng nhập một lần duy nhất thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam (tài khoản VNeID). Người dân có thể tìm kiếm và tải ứng dụng trên Google Play (đối với hệ điều hành Android) và App Store (đối với hệ điều hành IOS) với tên ứng dụng: Công dân số thành phố Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày