Hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo tại TP.HCM tối đa 5.000m²

0:00 / 0:00
0:00
UBND TP.HCM vừa ban hành quy định hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP tối đa 5.000m².
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM trao sổ hồng cho đại diện các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP.HCM vào tháng 12-2023 - Ảnh: ÁI NHÂN

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM trao sổ hồng cho đại diện các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP.HCM vào tháng 12-2023 - Ảnh: ÁI NHÂN

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa ký ban hành quyết định 73 quy định hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP.HCM căn cứ quy định Luật Đất đai 2024.

Theo đó, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước cho phép hoạt động trên địa bàn TP.HCM có nhu cầu sử dụng đất thì được xét giao đất theo hạn mức tương ứng theo ba khu vực.

- Khu vực các huyện Bình Chánh, Củ Chi, thành phố Thủ Đức: không quá 5.000m2 đất;

- Khu vực huyện Hóc Môn, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp: không quá 3.000m2 đất;

- Khu vực gồm các quận, huyện còn lại: không quá 1.000m2 đất.

Trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có nhu cầu sử dụng đất lớn hơn hạn mức quy định trên thì căn cứ theo quỹ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND TP sẽ xem xét quyết định diện tích đất giao cho từng trường hợp cụ thể.

Trước đó, UBND TP cũng đã ban hành các quyết định quy định về hạn mức đất ở giao cho cá nhân, hạn mức đất ở được công nhận sử dụng trước 15-10-1993 và hạn mức cá nhân được "mua" đất nông nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày