Cho bạn mượn tiền: làm phúc hay tạo nghiệp?

GN - HỎI: Tôi có tính thương người nên thường cho bạn mượn tiền. Lúc mượn thì họ hứa sẽ trả nhưng khi tôi cần tiền hỏi về số nợ thì họ hẹn đi hẹn lại nhiều lần mà không trả. Tôi nghĩ nếu họ không trả thì chính họ tạo nghiệp mang nợ nên tôi cũng không hỏi nữa. Tôi suy nghĩ vậy đúng không? Như vậy người cho mượn tiền mang nghiệp hay người mượn rồi tránh né trách nhiệm trả nợ sẽ mang nghiệp?

(THỌ LÊ, vinhtho...@gmail.com)

cho muon tien.jpg

Ảnh minh họa của pixabay

ĐÁP:

Bạn Thọ Lê thân mến!

Thương người là điều tốt, cho bạn mượn tiền lúc khó khăn là điều quá tốt. Bởi mấy ai trong đời mà không gặp lúc ngặt nghèo phải chạy vạy mượn vay. Nhờ lòng tốt của những người thân quen mà nhiều người đã vực dậy, vượt qua nguy khốn. Nhưng cũng không ít người lợi dụng lòng tốt của người khác mượn vay mà vô trách nhiệm khi hoàn trả nên đã tạo ra nhiều tổn thất và hệ lụy cho cả hai bên.

Vậy nên ứng xử đúng và đẹp trong chuyện vay trả tiền bạc là vấn đề không dễ, tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, quan niệm sống của mỗi người mà có sự thể hiện khác nhau. Có người không dám mượn nhưng có người đụng đâu mượn đó. Có người mong trả được nợ để nhẹ nhàng nhưng có người khi đủ tiền rồi lại không muốn trả. Có người chẳng bao giờ cho mượn nhưng có người thì luôn sẵn sàng, chấp nhận cả rủi ro. Có người cho mượn rồi đến hẹn thì đòi cho bằng được, có người lại không quyết đòi mà chỉ nhắc nhẹ và tùy duyên.

Riêng bạn thì hay thương người, cho mượn rồi khi cần nhắc nợ mà người mượn lần lữa không trả thì thôi. Bởi mượn của người mà không trả thì mắc nợ người vì trước sau cũng phải trả, không cách này thì cách khác. Có thể bạn đúng nhưng cũng có thể phần đông không tán đồng quan điểm và cách ứng xử của bạn. Chính những lúc bạn ngặt thiếu (vì bạn không trả nợ) sẽ cho bạn kinh nghiệm và cách ứng xử phù hợp hơn trong cuộc sống.

Dĩ nhiên người vay mượn mà cố tình không trả sẽ mang nặng nghiệp. Hạng người vong ân bội tín này còn lâu mới khá lên được. Người cho mượn mà mang đến lợi ích thiết thực, giúp người túng thiếu qua cơn ngặt nghèo thì được ân phúc. Riêng người cho mượn có góp phần tạo ra nghiệp xấu hay không còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề. Thực tế cho thấy một số người làm ơn mà mắc oán. Cho mượn tiền rồi chẳng những mất tiền mà còn mất luôn tình cảm cùng nhiều hệ lụy khác.

Nên từ bi cần song hành với trí tuệ, biết người và phải biết ta. Quyết định cho mượn hoặc không, cho ai mượn, vào lúc nào, hoàn cảnh mình hiện tại ra sao, hoàn trả trong bao lâu, số lượng nhiều hay ít,… tất cả đều cần tỉnh táo, cân nhắc để làm sao bản thân và gia đình không rơi vào thế bị động, có thể là cách ứng xử phù hợp nhất.

Chúc bạn tinh tấn!

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày