Chùa Chantarangsay cùng bà con Khmer đón chư Thiên

GNO - Tối 13-4 (7-3 Bính Thân), chùa Chantarangsay (Q.3, TP.HCM) đã long trọng tổ lễ đón giao thừa - đón chư Thiên trong truyền thống Tết Chol Chnam Thmay (Tết cổ truyền của dân tộc Khmer) cho đồng bào Khmer tại TP.HCM.

Buổi lễ do Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên HĐTS, trụ trì chùa Chantarangsay cùng chư Tăng hướng dẫn; các Phật tử, đồng bào Khmer đang sinh sống và học tập tại TP.HCM tham dự.

IMG_1812.JPG


Chư Tăng dâng hương lễ Phật

Tại lễ đón chư Thiên, sau nghi thức niêm hương lễ Phật, Hòa thượng Danh Lung đã có thời pháp thuyết giảng về ý nghĩa của buổi lễ  đón mừng vị Tân Quản Thế Thiên.

Hòa thượng cho biết, theo kinh điển MahāsamÏkārasūtra, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây sẽ tổ chức 3 ngày có tên gọi theo thức tự như sau:

1. Thơ-ngay Săng Cran hay Mé ha săng cran là “ngày rời khỏi, ngày bước sang” tức là ngày đầu tiên đón mừng vị “Tân Quản Thế Thiên” theo truyền thống từ xưa nay. Như vậy, vị Tân Quản Thế Thiên năm nay sẽ giáng trần vào thời gian như đã nói trên là con gái thứ Tư của Đại Phạm Thiên Kapila có tên là Mandadevī.

2. Ngày thứ hai là Vāravanapata là ngày mù - ngày rỗng. Nhưng theo quan niệm và kết luận của đồng bào dân tộc Khmer cho rằng: Ngày thứ hai này được quy định “bàn giao” giữa Thần Vệ Nữ năm cũ và Thần Vệ Nữ năm mới.

3. Ngày thứ ba là ngày “Tân Thiên Can”, ngày giờ bước vào đầu năm mới năm Ngọ Lục Thiên Can.

Trong ba ngày lễ chính thức của Tết Chôl Chnăm Thmây được diễn ra với ý nghĩa không khác gì ý nghĩa ngày tết cổ truyền của các dân tộc khác, tuy cách tổ chức và tập tục có khác nhau.

IMG_1819.JPG

IMG_1816.JPG
Đón Tết cổ truyền theo tinh thần nhà Phật

IMG_1844.JPG
HT.Danh Lung thuyết giảng

“Vì người Khmer là dân tộc theo đạo Phật, coi ngôi chùa như một trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, do vậy mà ngoài một số lễ nghi được tổ chức tại từng nhà, phần lớn bà con đều tập trung tại chùa để thực hiện các nghi thức, nghi lễ và cùng sinh hoạt vui chơi giải trí tại đó”, Hòa thượng chia sẻ.

Vì thế, trước thời điểm của những ngày tết khoảng từ một tháng đến một tuần, tại hầu hết các ngôi chùa Khmer, cũng như tại từng hộ gia đình, người ta tiến hành dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, ngăn nắp, đôi khi người ta còn phải tu bổ lại một số công trình kiến trúc trong chùa cho thật khang trang, nhất là các ngôi tháp thờ hài cốt của thân nhân họ hàng để làm sao đón mừng năm mới thật có ý nghĩa…

Riêng đối với từng gia đình trong phum sóc, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, bà con còn chuẩn bị các loại bánh trái như: bánh tét, bánh ít, bánh gừng, hoa quả, nhang đèn để đem vào chùa dâng cúng cho chư Phật, chư Tăng, thánh thần; đồng thời cũng để tiếp khách khi có người đến thăm.

Theo truyền thống, đồng bào dân tộc Khmer trong dịp này, chư Tăng và Phật tử dân tộc Khmer tổ chức chương trình lễ hội mừng năm mới phong phú với các mục như: Cung đón năm mới và lễ rước chư Thiên, thuyết pháp, lễ Thiên Túc Sơn - đắp núi Cát và núi Gạo, đại lễ cầu siêu hồi hướng cho anh linh các anh hùng liệt sĩ, thai nhi bất hạnh, chương trình văn nghệ...

IMG_1869.JPG


Chư Tăng rải hoa và nước chúc phúc cho Phật tử

IMG_1838.JPG
Đông đảo Phật tử về chùa hướng Phật trong ngày đầu năm

Vũ Giang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.
Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày